Ông Uông Dương được bầu làm Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc
- Cập nhật: Thứ tư, 14/3/2018 | 5:21:01 PM
Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc là cơ quan hiệp thương và tham vấn cao nhất của Trung Quốc, được thành lập từ năm 1949.
Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Uông Dương đã được bầu giữ chức Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc khóa 13.
|
Chiều ngày 14/3, tại Bắc Kinh, kỳ họp thứ nhất Uỷ ban toàn quốc Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc hay còn gọi là Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc khóa 13 đã họp phiên toàn thể thứ tư và tiến hành bầu các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký và ủy viên thường vụ.
Tại phiên họp, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Uông Dương đã được bầu giữ chức Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc khóa 13.
Ông Uông Dương, sinh năm 1955 tại tỉnh An Huy, trước đây từng giữ các chức vụ Phó Thủ tướng Quốc vụ viện; Bí thư tỉnh uỷ Quảng Đông; Bí thư Thành uỷ Trùng Khánh. Uỷ viên dự khuyết Trung ương khoá 16; Uỷ viên Trung ương các khoá 17, 18, 19; Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá 17, 18; Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị khoá 19.
Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc là cơ quan hiệp thương và tham vấn cao nhất của Trung Quốc, được thành lập từ năm 1949 với ba chức năng nhiệm vụ quan trọng bao gồm: hiệp thương chính trị, giám sát dân sinh và đề xuất khuyến nghị các chính sách đối với Chính phủ.
Các tin khác
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 14/3 tuyên bố ông đã quyết định Philippines rút khỏi Quy chế Rome về thành lập Tòa án Hình sự quốc tế (ICC).
Ngày 13-3, các điều tra viên đã tìm thấy hộp lưu dữ liệu chuyến bay của máy bay gặp nạn khi hạ cánh xuống thủ đô Kathmandu của Nepal, làm 49 người thiệt mạng. Hãng hàng không vận hành chiếc máy bay xấu số và giới chức hàng không tại Kathmandu đang đổ lỗi cho nhau sau khi thảm họa này xảy ra.
Theo Reuters, ngày 13/3, cố vấn pháp lý của tổng thống Iraq, ông Amir al-Kenany, cho biết Tổng thống Fuad Masum đã từ chối phê chuẩn dự thảo ngân sách 2018 vì "những vi phạm hiến pháp và pháp luật."
Quy định này tồn tại ở đa số các nước trên thế giới để cử tri đưa ra sự lựa chọn của mình mà không chịu bất cứ áp lực nào từ bên ngoài.