Cử tri Slovenia đi bầu cử Quốc hội sớm

  • Cập nhật: Chủ nhật, 3/6/2018 | 9:16:41 AM

Giống như Hungary và Áo, cuộc bầu cử này cũng đang nhận được sự quan tâm của dư luận khi một đảng cánh hữu, dân túy dự đoán sẽ giành chiến thắng.

Ngày 3/6, khoảng 1,7 triệu cử tri Slovenia đủ điều kiện dự kiến sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội sớm để bầu ra Quốc hội và chính phủ mới sau khi Thủ tướng Miro Cerar tuyên bố từ chức vào tháng 3.

Trong cuộc bầu cử này, có tới 25 đảng phái tham gia tranh cử, nhưng chủ yếu đây vẫn cuộc đua của các đảng hiện đang có ghế trong Quốc hội, như Đảng Trung tâm hiện đại (SMC), Đảng Dân chủ Slovenia (SDS), Đảng Dân chủ xã hội (SD), hay Đảng Dân chủ của những người về hưu (DeSUS). Trong số này, Đảng Dân chủ Slovenia cánh hữu chống người nhập cư của cựu Thủ tướng Janez Jansa đang dẫn đầu các cuộc thăm dò dư luận và được dự đoán sẽ dành chiến thắng.

Đảng List Marjan Šarec của ông Marjan Šarec, một nhà chính trị trưởng thành từ một diễn viên hài và hiện là Thị trưởng thành phố Kamnik, dự đoán sẽ về thứ hai và sẽ trở thành nhân tố quan trọng trong việc hình thành chính phủ. Còn Đảng Trung tâm hiện đại của Thủ tướng Miro Cerar, người tuyên bố từ chức vào đầu năm nay do bất đồng với các đối tác trong liên minh cầm quyền, không còn nhận được sự ủng hộ của cử tri nhiều như trước và dự đoán sẽ về ở vị trí thứ 6.

Lần đầu tiên trong vòng hơn một thập kỷ qua, bầu cử ở Slovenia diễn ra trái ngược với những diễn biến thuận lợi của nền kinh tế. Chính phủ đã không tận dụng lợi thế từ sự hồi phục ngoạn mục của nền kinh tế dự kiến tăng trưởng 5% trong năm nay, mà thay vào đó chiến dịch tranh cử lại tập trung vào các vấn đề xã hội như cải cách y tế hay tăng lương hưu.

Là một nước thành viên của Liên minh châu Âu và khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung euro, nhưng cuộc bầu cử tại quốc gia Nam Tư cũ nhỏ bé với khoảng 2 triệu dân này lại đang thu hút sự chú ý của dư luận châu Âu. Nếu Đảng Dân chủ Slovenia cánh hữu giành thắng lợi như kết quả các cuộc thăm dò trước bầu cử, nó sẽ thêm một bằng chứng về sự trỗi dậy của làn sóng dân túy ở châu Âu sau những gì diễn ra thời gian qua ở một số nước, và đặc biệt mới đây tại Hungary và Italy.

Với hơn 20 đảng phái tham gia tranh cử và hơn 20% số cử tri còn có tâm lý lưỡng lự, các nhà phân tích cho biết rất khó để dự đoán các đảng nào sẽ liên minh thành lập chính phủ. Khoảng 1,7 triệu cử tri đủ điều kiện dự kiến sẽ đi bầu và kết quả ban đầu sẽ được công bố ngay khi các địa điểm bỏ phiếu đóng cửa.
 
(Theo VOV)

Các tin khác
Một phiên họp của Quốc hội Cuba.

Sáng 2/6 theo giờ địa phương, Quốc hội Cuba đã khai mạc phiên họp bất thường để bắt đầu quá trình đánh giá, thảo luận và thông qua dự thảo Hiến pháp mới, đã được Ủy ban chuyên trách của Quốc hội soạn thảo và đệ trình.

Tân Thủ tướng Pedro Sanchez phát biểu sau phiên bỏ phiếu bất tín nhiệm của Quốc hội đối với người tiền nhiệm Mariano Rajoy ở Madrid ngày 1/6.

Ngày 2-6, lãnh đạo đảng Xã hội - đảng đối lập chính ở Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng mới trước vua Felipe VI tại Cung điện Zarzuela gần thủ đô Madrid. Tuy nhiên, ông P.Sanchez vẫn cần lựa chọn thành phần nội các trong chính phủ mới.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng 
Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN có cuộc gặp chung với Bộ trưởng
Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis bên lề Đối thoại Shangri-La

Đối thoại Shangri-La (SLD) lần thứ 17 - diễn đàn an ninh quan trọng vào bậc nhất của khu vực châu Á-Thái Bình Dương - đã chính thức khai mạc tối 1/6 tại Singapore.

Núi lửa Merapi phun trào những cột tro bụi cao tới 6 km.

Indonesia đã nâng cảnh báo lên mức cao nhất đối với các chuyến bay quanh khu vực núi lửa Merapi sau khi ngọn núi này thức giấc và phun những cột tro bụi tới 6 km lên bầu trời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục