Myanmar nhất trí gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/2/2023 | 9:35:06 AM

Theo Thống tướng Min Aung Hlaing, tình trạng khẩn cấp cần được gia hạn thêm 6 tháng nữa bởi tình hình trong nước này vẫn "bất thường".

Lực lượng an ninh gác trên đường phố tại Yangon, Myanmar.
Lực lượng an ninh gác trên đường phố tại Yangon, Myanmar.

Hãng tin AFP dẫn nguồn Đài truyền hình quốc gia Myanmar (MRTV) cho biết, Hội đồng Quốc phòng và An ninh Myanmar ngày 1/2 đã nhất trí gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng, do đó nhiều khả năng thời điểm tổ chức bầu cử ở nước này sẽ được lùi lại sang tháng 8.

Theo MRTV, yêu cầu của người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing, về việc kéo dài tình trạng khẩn cấp đã được chấp thuận.

Tình trạng khẩn cấp đã được tuyên bố khi các tướng quân đội nước này lật đổ chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi hồi tháng 2/2021.

Theo Thống tướng Min Aung Hlaing, tình trạng khẩn cấp cần được gia hạn thêm 6 tháng nữa bởi tình hình trong nước này vẫn "bất thường".

Trước đó cùng ngày, MRTV dẫn lời Thống tướng Min Aung Hlaing khẳng định, quân đội nước này sẽ bảo vệ Hiến pháp quốc gia và các cuộc bầu cử đa đảng cần phải được tổ chức. Tuy nhiên, vị tướng quân đội Myanmar không nêu mốc thời gian tiến hành bầu cử.

(Theo NDO)

Các tin khác
Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào tháng 2/2022.

Bộ Ngoại giao Ukraine kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc triệu tập cuộc họp khẩn sau khi Nga công bố kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus.

Hai đối thủ của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha là ông Prawit Wongsuwan (trái) và bà Paetongtarn Shinawatra (phải).

Có vẻ như cuộc khủng hoảng chính trị từ năm ngoái ở Thái Lan đang được giải quyết bằng cuộc tổng tuyển cử ngày 14-5 tới.

Người biểu tình Israel xuống đường trong đêm muộn.

Ngày 26/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, châm ngòi cho một đợt biểu tình quy mô lớn. Trước đó, ông Gallant quay lưng với chính phủ để kêu gọi dừng kế hoạch cải cách tư pháp gây chia rẽ.

Nhiều quốc gia châu Phi đang thiếu các dịch vụ nước uống an toàn.

Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên hợp quốc bế mạc cuối tuần qua sau khi thông qua một kế hoạch hành động “cột mốc” với gần 700 cam kết nhằm bảo vệ “lợi ích chung toàn cầu quý giá nhất của nhân loại”. Sự kiện được đánh giá là cơ hội để tăng cường hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề về nước và tránh một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục