Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được đề cử Nobel Hòa bình

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/2/2023 | 2:32:00 PM

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nên được xem xét trao giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực của ông trong việc chấm dứt chiến sự ở Ukraine.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan

Phát biểu tại cuộc họp báo với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm 31/1, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto ca ngợi vai trò của Tổng thống Erdogan trong việc đàm phán thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen và việc ông tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine vào năm ngoái.

"Cách duy nhất để kết thúc chiến tranh là thông qua đàm phán. Những nỗ lực hòa giải thành công của Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh điều này", ông Szijjarto nói.

"Nỗ lực hòa giải thành công duy nhất mang lại bất kỳ hy vọng hòa bình nào là của Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogan và cá nhân Ngoại trưởng Cavusoglu, dẫn đến Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Nhờ những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ, chúng ta có thể tiến gần hơn đến hy vọng hòa bình", ông Szijjarto nói thêm.

Mặc dù là thành viên của khối NATO, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không trừng phạt Nga, đồng thời duy trì quan hệ ngoại giao và thương mại với cả Kiev và Moscow. Tổng thống Erdogan đã mô tả lập trường của ông trong cuộc xung đột Nga - Ukraine là "cân bằng".

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã đến gặp cả Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Nga Vladimir Putin kể từ khi chiến sự bắt đầu nổ ra vào tháng 2 năm ngoái. Đầu tháng này, ông Erdogan đã nói với cả hai nhà lãnh đạo Nga - Ukraine rằng, ông vẫn sẵn sàng làm trung gian hòa giải cho một "nền hòa bình lâu dài" giữa hai nước.

Những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine cho đến nay vẫn thất bại. Theo các nguồn tin của Mỹ, một thỏa thuận đã đạt được sau các cuộc đàm phán ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 3 năm ngoái. Tuy nhiên, phái đoàn Ukraine đột ngột rút khỏi thỏa thuận này sau chuyến thăm bất ngờ của cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson tới Kiev. Vào thời điểm đó, ông Johnson được cho là đã thúc giục các quan chức Ukraine tiếp tục chiến đấu.

(Theo Dân trí)

Các tin khác
Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào tháng 2/2022.

Bộ Ngoại giao Ukraine kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc triệu tập cuộc họp khẩn sau khi Nga công bố kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus.

Hai đối thủ của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha là ông Prawit Wongsuwan (trái) và bà Paetongtarn Shinawatra (phải).

Có vẻ như cuộc khủng hoảng chính trị từ năm ngoái ở Thái Lan đang được giải quyết bằng cuộc tổng tuyển cử ngày 14-5 tới.

Người biểu tình Israel xuống đường trong đêm muộn.

Ngày 26/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, châm ngòi cho một đợt biểu tình quy mô lớn. Trước đó, ông Gallant quay lưng với chính phủ để kêu gọi dừng kế hoạch cải cách tư pháp gây chia rẽ.

Nhiều quốc gia châu Phi đang thiếu các dịch vụ nước uống an toàn.

Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên hợp quốc bế mạc cuối tuần qua sau khi thông qua một kế hoạch hành động “cột mốc” với gần 700 cam kết nhằm bảo vệ “lợi ích chung toàn cầu quý giá nhất của nhân loại”. Sự kiện được đánh giá là cơ hội để tăng cường hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề về nước và tránh một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục