Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Gruzia thông báo, khối đã đình chỉ quá trình kết nạp Gruzia. Khối cũng đóng băng khoản phân bổ 30 triệu Euro (32,5 triệu USD) cho Bộ Quốc phòng Gruzia.
|
|
Đại sứ Pavel Gerchinsky giải thích động thái trên của EU vì luật "đại diện nước ngoài” gây tranh cãi của Tbilisi.
Với tên gọi chính thức là "Đạo luật minh bạch về ảnh hưởng của nước ngoài”, luật mới yêu cầu các tổ chức phi chính phủ, cơ quan truyền thông và cá nhân nhận được hơn 20% nguồn tài trợ từ nước ngoài, phải đăng ký với nhà chức trách Gruzia là tổ chức "thúc đẩy lợi ích của một thế lực ngoại quốc” và tiết lộ các nhà tài trợ của họ. Những người không tuân thủ sẽ phải đối mặt với mức phạt lên tới 9.500USD.
Luật bắt đầu có hiệu lực hồi tháng trước bất chấp sự phản đối của phe đối lập và sự phủ quyết của Tổng thống Gruzia Salome Zourabichvili. Quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell sau đó đã cảnh báo Gruzia rằng, khả năng gia nhập liên minh của nước này "đang bị đe dọa”.
Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời đại sứ Gerchinsky hôm 9/7 cho biết: "Hiện tại các nhà lãnh đạo EU không hiểu rõ ý định của Chính phủ Gruzia. Đạo luật minh bạch về ảnh hưởng của nước ngoài rõ ràng là một bước lùi… Ngoài ra, luận điệu chống phương Tây, chống châu Âu hoàn toàn không phù hợp với mục tiêu đã tuyên bố của Tbilisi là gia nhập Liên minh châu Âu”.
Theo đài RT, trong khi những người phản đối cáo buộc đạo luật là "sự tấn công vào nền dân chủ và giống Nga” vì Moscow cũng ban hành luật tương tự, những người ủng hộ lưu ý nhiều quốc gia phương Tây, bao gồm cả Mỹ, cũng có các đạo luật như vậy.
Gruzia sẽ tổ chức bầu cử quốc hội vào tháng 10. Đại sứ EU tại nước này bày tỏ hy vọng chính phủ mới ở Tbilisi sẽ lại "bắt đầu công việc nghiêm túc” hướng tới hội nhập vào liên minh.
Gruzia nộp đơn xin gia nhập EU vào tháng 3/2022, ngay sau khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bùng phát. Tháng 5 năm ngoái, Hội đồng Châu Âu đã đồng ý phân bổ 30 triệu Euro để thúc đẩy lĩnh vực quốc phòng của Gruzia và cấp tư cách ứng cử viên gia nhập EU cho Tbilisi vào tháng 12 năm ngoái.
(Theo Vietnamnet)
Trong khi Triều Tiên cử các học viên quân sự ưu tú thăm Nga thì phía Hàn Quốc kêu gọi Moscow cân nhắc lựa chọn quan hệ giữa Seoul hay Bình Nhưỡng.
Pháp đã rơi vào tình trạng bất ổn chính trị sâu sắc sau cuộc bầu cử quốc hội, chỉ 3 tuần trước khi đăng cai Thế vận hội (Olympic) tại Paris. Những lời kêu gọi đình công tại các sân bay Paris cũng đã làm tăng thêm sự hỗn loạn ở quốc gia này.
Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc thiệt hại ở Kiev hôm 8-7 là do hệ thống phòng không của Ukraine, chứ không phải từ tên lửa Nga.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bác đơn từ chức của Thủ tướng Gabriel Attal, yêu cầu ông tạm thời tiếp tục vị trí người đứng đầu chính phủ sau cuộc bầu cử hỗn loạn.