Mỹ nhượng bộ Nga về tên lửa
- Cập nhật: Thứ năm, 20/3/2008 | 12:00:00 AM
Washington ngày 19/3 tuyên bố sẽ đảm bảo rằng hệ thống đánh chặn tên lửa không chĩa vào Nga, đây là cam kết đầu tiên giữa hai nước trong cuộc thương lượng khó khăn và kéo dài về vấn đề này.
Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice (trái) và người đồng nhiệm Nga Sergey Lavrov.
|
"Người Mỹ đã đưa ra hàng loạt biện pháp để trấn an và để chúng tôi tin tưởng rằng hệ thống đó không nhằm vào Nga", Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói.
Ông cho biết Mỹ đồng ý để Nga giám sát một phần chức năng hệ thống radar của Mỹ tại Czech và các tên lửa đánh chặn ở Ba Lan bằng thiết bị và cả thanh sát viên.
"Đến thời điểm này, chúng tôi đã thành công khi khiến người Mỹ hiểu rằng những mối quan ngại của chúng tôi không phải là không có cơ sở", Lavrov phát biểu sau cuộc gặp với người đồng nhiệm Mỹ Condoleezza Rice.
Bà Rice và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates có chuyến công du tới Matxcơva, gặp Tổng thống Putin và hai người đồng nhiệm. Đây là lần thứ hai hai bộ trưởng này tới Nga để họp bàn về kế hoạch lá chắn tên lửa.
Matxcơva vốn coi hệ thống đánh chặn mà Mỹ muốn triển khai ở châu Âu là mối đe dọa, đặc biệt là vì trạm radar ở Czech có thể soi một phần lãnh thổ Nga. Trước đó, Nga cảnh báo rằng kế hoạch của Mỹ có thể tạo ra "một bức tường Berlin mới". Kremlin còn đe dọa sẽ tái triển khai các tên lửa hạt nhân nếu Mỹ cứ nhất quyết tiến hành kế hoạch.
(Theo VnExpress)
Các tin khác
Trùm khủng bố khét tiếng của Al Qaeda -Osama bin Laden hôm 19/3 đã đe doạ sẽ trừng phạt nặng Liên minh Châu Âu về những bức biếm hoạ về Nhà tiên tri Mohammad.
Israel đã tuyên bố báo động an ninh cao độ, cấm người Palestine từ bờ Tây và dải Gaza vào nước này do quan ngại lực lượng Hezbollah có thể thực hiện một vụ tấn công lớn trong dịp lễ Purim diễn ra.
Chiến dịch chống cúm gia cầm tại Indonesia đã thất bại và như thế, nguy cơ vi-rút H5N1 biến thể thành những dòng nguy hiểm hơn cũng gia tăng theo. Đó là kết luận của Tổ chức Nông lương LHQ (FAO).
Với 249 phiếu thuận và 70 phiếu chống, quốc hội Pakistan ngày 19-3 đã bầu bà Fahmida Mirza, 51 tuổi, làm chủ tịch quốc hội mới. Đây là lần đầu tiên một phụ nữ được đảm nhiệm cương vị này tại Pakistan.