Nepal xoá bỏ chế độ quân chủ

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/4/2008 | 12:00:00 AM

Người dân Nepal hôm 9.4 bắt đầu đi bầu cử Hội đồng lập pháp, cơ quan sẽ viết lại hiến pháp, chấm dứt chế độ quân chủ kéo dài suốt 240 năm qua.

An ninh được tăng cường trong dịp bầu cử ở Nepal
An ninh được tăng cường trong dịp bầu cử ở Nepal

Cuộc bầu cử lần này là sự kiện đáng chú ý trong lịch sử Nepal. Đây được coi là điểm nhấn trung tâm của thoả thuận hoà bình đạt được giữa lực lượng nổi dậy và các đảng phái chính trị khác ở Nepal năm 2006. Từ năm 1996, lực lượng nổi dậy đã phát động cuộc đấu tranh đòi lật đổ chế độ quân chủ, thiết lập một nhà nước cộng hoà. Cuộc đấu tranh này đã làm 13.000 thường dân thiệt mạng trong hơn một thập kỷ qua.

Cử tri Nepal sẽ bầu ra một hội đồng lập pháp mới gồm hơn 601 ghế. Hội đồng này sẽ viết lại hiến pháp, dự kiến dẫn tới việc phế truất quốc vương Gyanendra đồng thời từ bỏ chế độ quân chủ tồn tại suốt 240 năm qua. Các nhà phân tích cho biết, câu hỏi lớn nhất hiện nay là liệu kết quả bầu cử có khiến cho phe nổi dậy (đang bị Mỹ đưa vào danh sách tổ chức khủng bố nước ngoài) có đủ uy thế chính trị để lãnh đạo đất nước hay không.

Trước bầu cử, nhân vật số hai của phe nổi dậy, ông Baburam Bhattarai đã cảnh báo: "Nếu họ cố gắng ngăn cản chúng tôi thực thi sự thay đổi cách mạng trong xã hội, chúng tôi buộc phải chống lại". Còn lãnh đạo phe nổi dậy, ông Prachanda thì doạ sẽ xét xử quốc vương với mức trừng phạt nặng nề, nếu ông không lặng lẽ ra đi.

Cuộc bầu cử ở Nepal thu hút sự quan tâm của hàng trăm quan sát viên quốc tế. An ninh được tăng cường đến mức tối đa với các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt, trong đó có cả lệnh cấm bán đồ uống có cồn. Nhưng ngay trước thềm bầu cử, bạo lực vẫn diễn ra nghiêm trọng.

Một ứng cử viên của Đảng Cộng sản Nepal đang vận động tranh cử ở quận Surkhet phía tây nam thủ đô Kathmandu đã bị các tay súng lạ mặt bắn tử thương hôm 8.4. Cùng ngày, 6 thành viên của phe nổi dậy, những người đang vận động cho việc từ bỏ chế độ quân chủ, bị cảnh sát bắn chết ở  phía tây Nepal sau khi đụng độ với những người ủng hộ các đảng phái đối lập.

Nhóm theo dõi khủng hoảng quốc tế (ICG) cảnh báo, dự kiến sẽ không có đảng phái nào đủ mạnh để chiếm đa số ghế sau bầu cử. Vì vậy, giai đoạn hậu bầu cử sẽ còn chứng kiến nhiều bất ổn hơn nữa ở quốc gia này.

(Theo Lao Động)

Các tin khác

Một vụ nổ vừa làm rung chuyền một toà nhà cao tầng ở phía Bắc Moscow (Nga) làm ít nhất ba người chết và gây ra một vụ cháy khổng lồ.

Ngoại trưởng Ấn Độ (giữa) và ngoại trưởng các nước châu Phi tại Hội nghị Ngoại trưởng Ấn – Phi.

Ngày 8-4, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Ấn Độ - châu Phi đã khai mạc tại New Delhi (Ấn Độ) với sự tham dự của lãnh đạo 14 nước châu Phi. Đây là lần đầu tiên diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Ấn - Phi nhằm thiết lập mối quan hệ đối tác hiện đại hơn, nhất là trên các lĩnh vực quan trọng như thương mại, năng lượng và hợp tác về các vấn đề toàn cầu như cải tổ LHQ, chủ nghĩa khủng bố và thay đổi khí hậu.

Ngoại trưởng Nga (phải) và Tổng thống Putin

Lo ngại của Nga về kế hoạch lá chắn tên lửa Mỹ tại Đông Âu sẽ chỉ được giảm nhẹ nếu các sĩ quan Nga được phép thường trực tại các cơ sở đặt radar và tên lửa đánh chặn, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố hôm 8/4.

Cơ sở hạt nhân Natanz

Iran đã bắt đầu lắp đặt thêm 6000 máy ly tâm mới tại cơ sở hạt nhân chính của nước này ở Natanz để làm giàu uranium, báo chí Iran hôm nay, 8/4 trích lời Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục