Người khuyết tật thế giới có thêm tiếng nói

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/5/2008 | 12:00:00 AM

Công ước Liên hiệp quốc về quyền của người khuyết tật đã bắt đầu có hiệu lực vào ngày 3-5, một tháng sau khi được 25 nước thành viên phê chuẩn, trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm bảo đảm quyền của hàng trăm triệu người khuyết tật trên thế giới.

Công ước mới của LHQ giúp người khuyết tật nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
Công ước mới của LHQ giúp người khuyết tật nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng xã hội.

Nội dung Công ước về người khuyết tật khẳng định quyền của người khuyết tật được học hành, chăm sóc y tế, được lao động, hưởng điều kiện sống thích hợp, được tự do đi lại và được bình đẳng với mọi người trước pháp luật.

Công ước cũng nhấn mạnh nhu cầu của người khuyết tật được tham gia các phương tiện giao thông công cộng, được tạo thuận lợi cho việc di chuyển tại các khu nhà ở tập thể (có lối lên xuống riêng cho người đi xe lăn) và thừa nhận quyền của người khuyết tật được tự đưa ra các quyết định. Theo quy định, sau khi công ước được phê chuẩn, các nước thành viên sẽ ban hành những đạo luật và các biện pháp nhằm cải thiện quyền của người khuyết tật, đồng thời bãi bỏ các điều luật, tập quán và thói quen phân biệt đối xử với người khuyết tật trong xã hội.

Theo thống kê của LHQ, hiện nay, hơn 80% trong số 650 triệu người khuyết tật trên thế giới đang sống tại các nước đang phát triển, với điều kiện sống không đảm bảo. Vì thế, bản công ước này là một “công cụ mạnh mẽ” nhằm loại bỏ những trở ngại mà người tàn tật đang gặp phải. Tuy công ước không tạo thêm quyền mới cho người khuyết tật, nhưng bảo đảm các quyền đã được mọi người thừa nhận.

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cho rằng, bản công ước sẽ mang lại quyền bình đẳng trong xã hội, xóa bỏ khoảng cách giữa những người khuyết tật và người bình thường, với mục tiêu hướng đến một cộng đồng quốc tế bình đẳng về mọi mặt. Công ước về người khuyết tật đã được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 13-12-2006 và bắt đầu được các nước ký kết và phê chuẩn từ ngày 30-3-2007. Kể từ đó đến nay, Công ước đã được 127 nước, trong đó có Việt Nam, ký kết và 25 nước phê chuẩn.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Tổng thống Mahmud Abbas, ông Khaled Mashaal và cựu Thủ tướng Ismail Haniyeh.

Ngoại trưởng Israel Tzipi Livni vừa gửi một thông điệp "công khai và rõ ràng" tới thủ lĩnh chính trị của phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas Khaled Mashaal đang sống lưu vong tại Damascus, Syria.

Một em nhỏ mắc bệnh đang điều trị tại bệnh viện thành phố Phụ Dương, Trung Quốc.

Trung Quốc đã ban hành tình trạng báo động y tế trong một nỗ lực kiểm soát sự bùng phát virus đường ruột làm 22 trẻ em tử vong.

Tòa án Matxcơva vừa kết tội 8 người Nga đã đánh bom tại chợ Cherkizovsky (còn gọi là chợ Vòm), nơi buôn bán của đa số người Việt, làm 14 người chết.

Bà Hillary Clinton trong một cuộc vận động tranh cử.

Tehran ngày 1/5 bày tỏ sự bất bình lên Liên Hợp Quốc về những bình luận hồi tuần trước của ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton, khi cho rằng Washington có thể “phá huỷ hoàn toàn” Iran.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục