Thái Lan bỏ kế hoạch lập Tổ chức Các nước xuất khẩu gạo

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/5/2008 | 12:00:00 AM

Ngoại trưởng Thái Lan ngày 6/5 tuyên bố nước này đang từ bỏ kế hoạch thành lập Tổ chức Các nước xuất khẩu gạo (OREC) cùng với Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar.

Nếu Thái Lan thành lập một liên minh gạo mà mục đích là nhằm kiểm soát giá gạo trên toàn thế giới thì tình hình an ninh lương thực thế giới sẽ tồi tệ hơn", Ngoại trưởng Thái Lan Noppadon Pattama phát biểu.

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh tình hình giá gạo vẫn đang leo thang. Gạo đã tăng và gây ra bất ổn ở nhiều nước nghèo trong thời gian gần đây.

Theo các chuyên gia kinh tế, giá gạo trên thị trường thế giới đã tăng tới gần 70% từ đầu năm đến nay và dự báo tình trạng này sẽ còn kéo dài. Đặc biệt tại khu vực châu Á, tình hình khó có thể trở lại bình thường trong vòng 1-2 năm tới. Sở dĩ giá gạo tại châu Á sẽ tiếp tục tăng mạnh vì chưa khắc phục triệt để được tình trạng mất cân bằng, cung không đủ cầu.

Đề nghị thành lập OREC theo mô hình OPEC (Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ) được Thủ tướng Thái Lan Samak Sundaravej đề cập vào tuần trước giữa lúc cuộc khủng hoảng lương thực ngày càng nóng bỏng.

Năm 2001, Thái Lan lần đầu tiên đưa ra kế hoạch thành lập OREC nhưng thất bại. Việc Thái Lan khởi động lại kế hoạch thành lập OREC vấp phải sự phản đối mạnh mẽ.

Nhiều người cho rằng sự ra đời của OREC càng khiến cuộc khủng hoảng lương thực thêm tồi tệ và sẽ có thêm nhiều người chết đói hơn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những ý kiến ủng hộ lại cho rằng OREC sẽ giúp người nông dân được hưởng lợi khi giá gạo tăng cao.

Tuy vậy, đại diện sáu nước thành viên Hội đồng hợp tác kinh doanh gạo (CRTC) gồm Việt Nam, Pakistan, Ấn Ðộ, Myanmar, Trung Quốc và Thái Lan cũng đã nhất trí tiến hành họp chính thức trong vài tháng tới, tổ chức tại Thái Lan, thảo luận việc tăng chất lượng gạo, thúc đẩy sản xuất và trao đổi kinh nghiệm nhà nông giữa các nước trong hội đồng.

(Theo VietNamNet)

Các tin khác

Giá dầu thế giới lại tiếp tục tăng mạnh khi giới đầu tư đang hướng sự tập trung cao độ vào các loại hàng hoá, đặc biệt là loại nguyên liệu đầu vào tối quan trọng này.

Đại sứ Mỹ William Burns (trái) và giám đốc cơ quan năng lượng nguyên tử Nga Sergei Kiriyenko sau lễ ký kết.

Ngày 6/5, giới chức Mỹ và Nga đã ký một thỏa thuận quan trọng về năng lượng hạt nhân dân sự, theo đó Washington có thể tiếp cận với công nghệ của Nga và trao cho Mátxcơva nhiều hợp đồng béo bở tái chế nhiên liệu đã sử dụng.

Quân đội Mỹ ngày 5/5 thông báo trong vài tuần tới sẽ rút về nước 3.500 binh sĩ Mỹ được triển khai đến Irắc hồi tháng Hai năm ngoái trong chiến dịch tăng quân nhằm cải thiện tình hình an ninh Irắc.

Bộ đôi quyền lực Putin và Medvedev

Ngày 7.5, nước Nga sẽ bước sang trang sử mới với sự kiện Tổng thống Vladimir Putin sẽ kết thúc nhiệm kỳ và chính thức chuyển giao quyền lực cho ông Dmitry Medvedev. Tổng thống Vladimir Putin hôm 5.5 đã tổ chức một cuộc gặp gỡ chia tay với giới chức Điện Kremlin.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục