Tân Thủ tướng Nga Putin thăm Pháp: Duy trì vai trò đối ngoại nổi bật

  • Cập nhật: Thứ bảy, 31/5/2008 | 12:00:00 AM

Thủ tướng Nga V.Putin hôm 29.5 đã tới Paris để thảo luận với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy về việc nối lại các cuộc đàm phán về Hiệp định hợp tác và đối tác chiến lược mới giữa Nga và EU, vốn bị gián đoạn trong mấy năm qua. Chuyến thăm của ông Putin cho thấy ông tiếp tục vai trò ngoại giao nổi trội trên chính trường Nga.

Thủ tướng Putin tới Điện Elysee vào thời điểm chỉ còn một tháng nữa, Pháp tiếp quản chiếc ghế Chủ tịch luân phiên EU từ tay Slovenia. Chuyến thăm diễn ra một tuần trước khi Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tới Berlin hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong chuyến công du phương Tây đầu tiên trên cương vị người đứng đầu nhà nước. Điều đó cho thấy, ông Putin tiếp tục giữ vai trò nổi trội trong các hoạt động đối ngoại của Nga.

Không chỉ có vậy, việc Tổng thống Pháp Sarkozy quyết định gặp ông Putin cũng phá vỡ truyền thống trước đây của các nước trong khối G8, chỉ làm việc với Nga ở cấp độ nguyên thủ. "Rõ ràng ông Putin đang có quyền lực sâu rộng ở Nga" - ông Michael Emerson - cựu Đại sứ EU tại Nga và là nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu chính sách Châu Âu ở Brussels - nói.

Chuyến thăm Paris là chuyến công du đầu tiên tới một quốc gia nằm ngoài khối SNG của ông Putin. Thủ tướng Nga sẽ gặp người đồng cấp Pháp Francois Fillon trước khi ăn tối làm việc với Tổng thống Sarkozy.

Một quan chức Nga cho biết, ông Putin sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Pháp về quan hệ song phương giữa hai nước và quan hệ đối tác Nga - EU, trong đó có việc nối lại đàm phán hiệp định hợp tác và đối tác chiến lược.

Hôm 28.5, Nga và EU đã khẳng định quyết tâm khởi động cuộc đàm phán về hiệp định mới, thay thế hiệp định cũ đã hết hiệu lực từ cuối năm 2007.

Quan hệ giữa Nga và EU trong vài năm gần đây không mấy tốt đẹp. Nga bị Châu Âu và Mỹ cáo buộc rằng, Mátxcơva lạm dụng vai trò là nguồn cung cấp 25% năng lượng cho Châu Âu để thúc đẩy các mối quan tâm chính trị của mình. Nga từng cắt giảm vận chuyển dầu mỏ và khí đốt tới Belarus (2007) do những tranh chấp về giá và Ukraina (2006) để gây áp lực yêu cầu nước này giữ khoảng cách với phương Tây.

Hai bên cũng đang bất đồng về kế hoạch mở rộng của NATO sang các nước thuộc lãnh thổ Liên Xô cũ, trong đó có Gruzia và Ukraina.

Và nóng bỏng nhất là những tranh cãi về việc một số nước Đông Âu đồng ý cho Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa. Vì vậy, chuyến thăm của ông Putin tới Pháp đang được giới phân tích theo dõi sát sao, vì nhiều người cho rằng nội dung các cuộc thảo luận sẽ "vượt ra khỏi khuôn khổ quyền hạn của một thủ tướng Nga".

(Theo Lao Động)

Các tin khác
Giá lương thực thực phẩm tăng cao khiến nhiều người  lo lắng

Ngân hàng thế giới (WB) đã đề xuất trợ giúp tài chính lập tức cho các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão giá lương thực, với số tiền là 1,2 tỉ USD.

Người Nepal đổ ra đường với lá cờ Nepal trên đó có dòng hữ “Cộng hòa Nepal”

Ngày 29-5, lá cờ hoàng gia tại cung điện ở thủ đô Kathmandu đã bị hạ xuống và thay thế bằng cờ quốc gia khi người dân Nepal ăn mừng nền cộng hòa mới thành lập.

Xếp hàng mua xăng tại tỉnh Xa-ma-rin-đa (In-đô-nê-xi-a).

Trước tình hình giá dầu thế giới leo thang liên tục, có lúc lên tới 135 USD/thùng trong mấy ngày qua, một số nước, vùng lãnh thổ châu Á đã buộc phải giảm trợ giá và tăng giá xăng dầu. Những điều chỉnh này làm đau đầu không ít chính phủ khu vực vì một mặt phải bảo vệ được dân nghèo; mặt khác phải giữ mức giảm thâm hụt ngân sách để không tụt tới mức nguy hiểm.

Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) ngày 29-5 cho biết trong vài năm tới, giá lương thực toàn cầu sẽ giảm từ mức cao kỷ lục hiện nay. Tuy nhiên, FAO cho rằng chi phí lương thực của mỗi gia đình vẫn cao hơn so với 10 năm qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục