Hiệp ước cải cách EU lại gặp thử thách
- Cập nhật: Thứ tư, 2/7/2008 | 12:00:00 AM
Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski ngày 1-7 đã từ chối phê chuẩn Hiệp ước Lisbon, hiệp ước đặt nền tảng cho các cải cách EU, đẩy hiệp ước này vào tình thế khó khăn mới.
Hiệp ước Lisbon dù đã được Quốc hội Ba Lan thông qua nhưng Tổng thống Ba Lan cho rằng sẽ là vô nghĩa nếu ông phê chuẩn Hiệp ước Lisbon vì hiệp ước này đã bị cử tri Ireland bác bỏ.
Theo nguyên tắc đồng thuận của EU, Hiệp ước Lisbon phải được tất cả 27 thành viên EU phê chuẩn trước khi có hiệu lực. Tổng thống Ba Lan từ lâu là người ủng hộ duy trì Hiệp ước Nice hiện tại. Ông cho rằng các thành viên EU chớ có gây sức ép lên Chính phủ Ireland buộc họ tìm giải pháp cho việc thông qua Hiệp ước Lisbon.
Tổng thống Ba Lan cũng không phải đơn độc khi Tổng thống Cộng hòa Czech Vaclav Klaus và Quốc hội nước này có cùng ý định chống Hiệp ước Lisbon. Tại Đức, Tổng thống Horst Koehler cũng đang do dự không muốn phê chuẩn Hiệp ước Lisbon khi Tòa án tối cao nước này dọa sẽ ra phán quyết bác bỏ hiệp ước.
Khó khăn trong việc phê chuẩn Hiệp ước Lisbon đã làm lu mờ lễ nhậm chức chủ tịch luân phiên EU của Pháp vào ngày 1-7. Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho rằng những động thái trên là “bước lùi” của EU. Tổng thống Pháp cũng đã lên tiếng kêu gọi thay đổi toàn diện EU và kêu gọi các nước khác trong EU tiếp tục phê chuẩn Hiệp ước Lisbon khi thời hạn chót (tháng 6-2009) đang tới gần. Ông Sarkozy sẽ tới thăm Ireland ngày 11-7 để nghe nguyện vọng của người dân nước này trước khả năng Ireland sẽ tổ chức lại cuộc trưng cầu dân ý. Vào tháng 10, Hội nghị Thượng đỉnh EU sẽ xem xét lại Hiệp ước Lisbon.
(Theo SGGP)
Các tin khác
Trung Quốc vừa chính thức khánh thành cây cầu dây văng lớn nhất thế giới có chiều dài 32,4 km ở tỉnh Giang Tô, sau 5 năm xây dựng.
Ngày 30/6, Lầu Năm Góc đã công bố kế hoạch triển khai 33.000 quân tới Iraq vào đầu năm sau để thay thế cho lực lượng hiện tại đang đóng ở Iraq.
Tổ chức "Các vấn đề cựu binh của Canađa" (VAC) chuẩn bị cấp tờ ngân phiếu thứ 1.500 để thanh toán tiền bồi thường cho những nạn nhân bị ảnh hưởng của chất độc da cam/điôxin do quân đội Mỹ sử dụng tại căn cứ quân sự Gatetown ở New Bruswick, phía Đông Canađa trong những năm 60 của thế kỷ trước.
Tướng Mir Feisal Baqer Zad - thành viên bộ tổng tham mưu quân đội Iran - tuyên bố nước này quyết định cho đào 320.000 huyệt mộ ở các tỉnh biên giới "để chuẩn bị sẵn sàng chôn kẻ thù xâm lược". Theo Al-Arabiya, viên tướng này nói sẽ cho đào tiếp những huyệt mộ tập thể khi cần phải thế, giải thích việc này "thể hiện lòng nhân đạo của Iran đối với gia đình các binh sĩ xâm lược".