Mỹ và Iraq sắp đạt được một thoả thuận về an ninh
- Cập nhật: Thứ năm, 3/7/2008 | 12:00:00 AM
Ngày 2/7, Iraq cho biết họ sắp đạt được một thoả thuận gây nhiều tranh cãi với Mỹ về việc điều hành lực lượng binh lính Mỹ đóng quân tại nước này sau khi sứ mệnh của Liên Hợp Quốc tại Iraq kết thúc vào cuối năm nay.
Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari.
|
Gần đây, vòng đàm phán khó khăn giữa Washington và Baghdad về thoả thuận an ninh trên đã có những tiến bộ nhất định và một thoả thuận khung ban đầu đã “gần được hoàn tất”, Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari cho biết trong một cuộc họp báo vắn.
Ông nói: “Chúng tôi đang bàn thảo về một thoả thuận khung chiến lược, cải thiện hợp tác giữa Iraq và Mỹ về nhiều vấn đề… Chúng tôi sắp hoàn tất văn bản trên”.
Mục đích của hiệp ước an ninh này là đưa ra các nguyên tắc cơ bản cho sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Iraq sau tháng 12 năm nay khi lệnh uỷ thác của LHQ cho sự có mặt của binh lính nước ngoài ở nước này hết hạn.
Tại Washington, người phát ngôn của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ - ông Gordon Johndroe đã từ chối bình luận về những phát biểu trên của ông Zebari nhưng cho biết “về cơ bản, đàm phán vẫn đang tiếp tục được tiến hành”.
Trong một diễn biến khác, Washington đang thúc giục các đồng minh Ả-rập của mình, đặc biệt là quốc gia có tầm ảnh hưởng khu vực lớn là Ả-Rập Xê-út gửi đại sứ và các quan chức sang Baghdad để hỗ trợ cho lực lượng lãnh đạo người Shiite và Kurd chủ chốt ở Iraq.
Yêu cầu ngoại giao này được Mỹ đưa ra trong bối cảnh các vòng đàm phán an ninh hóc búa và phức tạp giữa Baghdad và Washington đang ở giai đoạn nước rút, hạn chót là 31/7.
Tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Bush và Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki cũng đã nhất chí về mặt nguyên tắc việc ký kết Hiệp ước SOFA (Hiệp ước liên quan đến sự hiện diện của quân đội Hoa kỳ tại Iraq) vào cuối tháng 7 tới.
Theo ông Zebari, “mong muốn của chính phủ chúng tôi là đạt được một thoả thuận chấp nhận được để bảo vệ chủ quyền của Iraq".
(Theo VnMedia)
Các tin khác
Trên thị trường New York chiều 2/7, giá dầu thô đã bất ngờ tăng mạnh, lên tới trên 144 USD/thùng. Đây là mức cao chưa từng có trong lịch sử. Phản ứng với tin này, chứng khoán Mỹ, châu Á và châu Âu đã ngay lập tức giảm mạnh.
Tổng thống Mỹ G.Bu-sơ ngày 1-7 đã ký dự luật hỗ trợ tài chính cho các hoạt động giải trừ hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.
Hạm đội 5 của Mỹ ngày 2/07 tuyên bố, Washington sẽ không để Tehran phong toả vùng Vịnh, khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Việt Nam tiếp nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng bảo an LHQ, cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. Tuần trước, Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, đã thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống George W.Bush.