Sri Lanka với vấn nạn đào ngũ trong quân đội
- Cập nhật: Chủ nhật, 6/7/2008 | 12:00:00 AM
Sri Lanka đang "đau đầu" về vấn nạn đào ngũ trong quân đội. 7 tháng trước, có khoảng 20.000 lính đào ngũ đã được ghi nhận tại quốc gia có phần lớn người dân theo đạo Phật này.
|
Trong quá khứ, quân đội Sri Lanka đã từng cho phép quân đào ngũ được quay trở lại bằng cách ban hành lệnh ân xá. 5 năm trước, phần lớn trong số 51.000 lính đào ngũ đã được ân xá. Một vài tháng trước, một lệnh ân xá khác được ban hành và khoảng 8000 lính đào ngũ đã nhận lại nhiệm vụ hoặc chính thức được xóa tội. Nhưng hiện tại, quân đội đang tiến hành một việc "xưa nay hiếm", đó là cử cả lực lượng cảnh sát quân sự lẫn dân sự truy tìm 12.000 lính đào ngũ còn lại. Hầu hết số lính này sẽ được xóa tội, một số khác sẵn sàng làm nhiệm vụ thì sẽ được trao cơ hội để hoàn thành nghĩa vụ quân sự của mình.
Nguyên nhân chính của vấn nạn đào ngũ là cuộc chiến kéo dài 25 năm giữa quân đội chính phủ với lực lượng những con hổ giải phóng Tamil (LTTE). Cuộc chiến này đã giết chết hơn 70.000 người Sri Lanka. Một phần ba số người tử vong là thành viên của Tamil-lực lượng chiếm 18% dân số Sri Lanka. Số còn lại hầu hết là các binh lính chính phủ. Kể từ lúc quân số quân đội chỉ còn lại khoảng 150.000, khi mà chiến sự trở nên căng thẳng nhất trong hơn chục năm trở lại đây thì việc ngày càng có nhiều tân binh thay đổi ý định vào quân đội là không có gì đáng ngạc nhiên. Quân đội Sri Lanka là lực lượng hoàn toàn theo chế độ quân tình nguyện. Nhưng khi tham gia vào, người lính buộc phải phục vụ cho tới khi mãn hạn phục dịch. Nếu người lính rời đi trước thời hạn, người đó bị xếp vào hàng lính đào ngũ. Trong quá khứ, quân đội chính phủ không "mặn mà" lắm trong việc truy tìm lính đào ngũ và đem họ trở lại bởi điều này có thể sẽ gây nên bạo động trong quần chúng. Một giải pháp tốt hơn đã được thực hiện. Và đó là những gì quân đội đã và đang làm trong vài năm nay. Giới lãnh đạo Sri Lanka đang cố gắng giảm thiểu sự tổn thất quân đội, đồng thời tiêu diệt càng nhiều lực lượng Tamil hơn. Bởi vậy, một con số kỷ lục lính đào ngũ đang quay trở lại (những người từ chối trở lại đang bị truy bắt) mà không gây nhiều nguy cơ mất ổn định xã hội. (Theo Vitinfo)
Các tin khác
Ngày 4/7, CHDCND Triều Tiên đã tuyên bố họ sẽ tạm ngưng thực hiện thoả thuận quốc tế về việc yêu cầu nước này ngừng chương trình hạt nhân cho tới khi các bên liên quan hoàn tất trách nhiệm của mình như đã cam kết.
Ngày 4/7, Liên minh Châu Âu (EU) và Nga đã bắt đầu vòng đàm phán về Hiệp định hợp tác mới giữa hai bên trong lĩnh vực chính trị và kinh tế.
Tòa án Tối cao Thái Lan vừa ra phán quyết, cấm cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra rời khỏi nước này trong thời gian chờ các phiên xét xử ông và vợ về các cáo buộc tham nhũng, một quan chức tòa án cho biết sáng 4/7.
Sáng nay (4-7), chuyến bay thẳng đầu tiên giữa Trung Quốc - Đài Loan đã được nối lại sau gần 60 năm bị gián đoạn.