Ngoại trưởng 6 nước họp lần đầu về hạt nhân Triều Tiên

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/7/2008 | 12:00:00 AM

Ngoại trưởng sáu nước tham gia đàm phán chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên sẽ nhóm họp lần đầu tiên ở Singapore trong một buổi gặp mà Trung Quốc khẳng định sẽ thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa.

Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice không coi cuộc gặp của sáu ngoại trưởng là có tính lịch sử.
Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice không coi cuộc gặp của sáu ngoại trưởng là có tính lịch sử.

Bộ trưởng Ngoại giao các nước Trung Quốc, Nga, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên sẽ có các cuộc hội đàm vào ngày mai (23/7) - lần đầu tiên họp như vậy kể từ khi đàm phán sáu bên bắt đầu năm 2003 - nhằm mang lại tiến bộ cho việc giải trừ hạt nhân Triều Tiên.

"Sự kiện này rất quan trọng bởi chắc chắn đây là lần đầu tiên ngoại trưởng từ sáu nước có một cuộc họp như vậy", Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Kiết Trì nói với các phóng viên sau khi hội đàm với người đồng nhiệm Nhật Bản. "Tôi nghĩ nó sẽ rất tốt cho việc thúc đẩy tiến trình hội đàm sáu bên".

Trung Quốc, nước chủ trì đàm phán sáu bên, nói rằng cuộc gặp sẽ tập trung vào cách thức đưa tiến trình giải trừ hạt nhân tiến vào giai đoạn cuối cùng: CHDCND Triều Tiên giải giáp toàn bộ chương trình vũ khí hạt nhân để đổi lấy viện trợ và các ưu đãi về ngoại giao.

"Đây là một cuộc họp không chính thức và tất nhiên, chúng tôi nghĩ sáu ngoại trưởng cần phải tập trung lại để trao đổi quan điểm cũng như thể hiện rằng sáu bên cùng có một mục tiêu chung - đó là phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên", trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Qin Gang.

"Mối quan tâm của Trung Quốc, cũng là những gì chúng tôi hy vọng, đó là sáu bên sẽ ... tôn trọng cam kết của mỗi bên... từ đó chúng tôi có thể thúc đẩy các cuộc hội đàm sang giai đoạn kế tiếp", ông Qin Gang nói với các phóng viên.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice chỉ cho rằng cuộc gặp là một buổi trao đổi quan điiểm không chính thức.

Cuộc gặp - diễn ra bên lề cuộc hội đàm thường niên giữa các nước châu Á Thái Bình Dương - được tổ chức vào thời điểm chính quyền của Tổng thống George W. Bush đang đảo ngược chính sách cô lập kẻ thù của Mỹ trước đây.

Tổng thống Bush đã xếp CHDCND Triều Tiên vào "Trục ma quỷ" cùng với Iraq và Iran sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng đã từ từ di chuyển ra xa trục tội ác này và Washington đã tiến hành nới lỏng một số đòn trừng phạt.

Cuối tháng 6 vừa qua, CHDCND Triều Tiên đã công bố tài liệu về chương trình vũ khí hạt nhân của nước này, làm ấm dần mối quan hệ băng giá với Mỹ. Tổng thống Bush đã bắt đầu tiến trình 45 ngày gỡ bỏ Bình Nhưỡng khỏi danh sách các nước tài trợ cho khủng bố.

(Theo VietNamNet)

Các tin khác
Tại một cuộc họp của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.

Sáu tháng đảm trách nhiệm vụ của một Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) và chủ tịch luân phiên định chế an ninh tối cao này của LHQ trong tháng 7-2008, dư luận LHQ và thế giới đã đánh giá cao bản lĩnh của Việt Nam trong vị thế quốc tế mới này và cho rằng Việt Nam đã thành công trong việc khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán là tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước, ủng hộ hòa bình, đối thoại và hợp tác đồng thời đóng góp tích cực trong nỗ lực giải quyết các vấn đề quốc tế quan trọng đã được đưa ra thảo luận và bỏ phiếu tại HĐBA.

Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Dana Perino, hôm qua thông báo, Iran và Triều Tiên tiếp tục bị liệt là một phần trong danh sách “trục ma quỷ” cho đến khi nào họ từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và được xác minh đầy đủ.

Sáng 22/7, ít nhất 5 binh sĩ thiệt mạng sau khi chiếc máy bay trực thăng quân sự Super Puma do Pháp chế tạo, được Tổng thống Evo Morales sử dụng cho các chuyến công du trong nước, bị rơi tại một vùng rừng núi thuộc bang Cochabamba.

Tổ chức WHO cảnh báo, nếu không có hành động thích đáng chống lại bệnh lao kháng thuốc, thì có thể sẽ phát triển rộng một dạng bệnh lao kháng cự lại mọi loại thuốc điều trị hiệu quả nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục