Khủng hoảng hạt nhân tại I-ran: Tên lửa lại đốt nóng vùng vịnh

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/11/2008 | 12:00:00 AM

Trung Cận Đông lại vừa bị dồn đẩy vào một thái cực mới sau các vụ phóng thử tên lửa của I-ran trong tuần qua. Tê-hê-ran đã liên tiếp cho tên lửa đất đối đất tầm trung thế hệ mới Sajil, mang hai động cơ và sử dụng nhiên liệu rắn, cùng với tên lửa mới Samen, rời bệ phóng.

Tuần qua, I-ran tiếp tục việc bắn thử tên lửa gây phản ứng trong dư luận.
Tuần qua, I-ran tiếp tục việc bắn thử tên lửa gây phản ứng trong dư luận.

Như vậy, chỉ hơn một tuần sau khi chính quyền của Tổng thống I-ran Ma-mút A-ma-đi-nê-giát cảnh báo sẽ đáp trả bất cứ hành động nào của Mỹ xâm phạm không phận đất nước, câu trả lời của nước này dường như càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng hạt nhân vốn đang căng như dây đàn.

Ngay sau các vụ thử, Bộ trưởng Quốc phòng I-ran Mô-xta-pha Mô-ha-mát Na-gia tuyên bố, tên lửa Sajil với tầm bắn 1.900 km, có thể dễ dàng vươn tới đất của I-xra-en và thậm chí bay tới khu vực Đông Nam châu Âu. Cho dù, ông Na-gia lý giải rằng, vụ phóng thử tên lửa này đã được lên kế hoạch từ năm trước và không liên quan đến những diễn biến gần đây trong khu vực và quốc tế nhưng rõ ràng, không phải ngẫu nhiên Tê-hê-ran lại chọn thời điểm này để tiến hành các vụ thử tên lửa. 

Hồi trung tuần tháng 7 vừa qua, khi Mỹ và Cộng hòa Séc ký thỏa thuận về phòng thủ tên lửa và sau khi Oa-sinh-tơn với Luân Đôn kết thúc cuộc tập trận 5 ngày nhằm mục đích luyện tập khả năng bảo vệ các cơ sở khai thác dầu mỏ ở vùng Vịnh thì chính quyền của Tổng thống M. A-ma-đi-nê-giát đã cho tên lửa Shahab-3, có tầm bắn 2.000 km, rời bệ phóng. Còn khi Oa-sinh-tơn triển khai tàu sân bay thứ 2 tới khu vực vùng Vịnh, hồi tháng 3 vừa qua, động thái được xem như sự cảnh báo với Tê-hê-ran về những tham vọng hạt nhân của nước này, thì I-ran đã tổ chức cuộc tập trận kéo dài 1 tuần trên biển, trong đó sử dụng tàu ngầm chiến thuật và tàu loại nhỏ chuyên chở các bệ phóng tên lửa…

I-ran và các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ thời gian qua liên tục gặp phải những trạng thái căng thẳng mới. Các hành động phô diễn tiềm lực quân sự "ăn miếng trả miếng" không những khiến quan hệ ngoại giao căng thẳng mà còn đẩy cuộc khủng hoảng hạt nhân tới chỗ khó giải quyết. Bằng chứng là kết thúc phiên họp của nhóm "P5+1" (gồm 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc cùng với Đức), tối 13-11, tại Pa-ri (Pháp) về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của I-ran, các bên đã không đạt được kết quả nào đáng kể. Bộ Ngoại giao nước chủ nhà chỉ đưa ra được một thông báo cho biết, cuộc gặp đã cho phép các bên đánh giá tình hình hiện nay và thảo luận những bước đi tiếp theo trong những tuần tới.

Hiện tại, I-ran, quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ ba thế giới này, vẫn đang phải gồng mình chịu 3 đợt cấm vận của LHQ. Khó khăn sẽ là gấp bội với người dân I-ran nếu các bên không tìm được đường hướng để giải quyết vấn đề hạt nhân. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, nhiều người cho rằng, sẽ khó có thể đạt được tiến triển nào tích cực vượt qua cuộc khủng hoảng cho đến khi Tổng thống đắc cử Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma chính thức nhậm chức vào đầu năm tới.

(Theo HNMĐT)

Các tin khác
Con tàu Sirius Star.

Cướp biển đã bắt giữ một con tàu lớn chở dầu thô của Ảrập Xêút và đưa nó tới cảng của Somalia.

Lực lượng bảo vệ biên phòng Thổ Nhĩ Kỳ thông báo họ vừa bắt giữ được một lượng heroin khổng lồ nặng gần 600 kg đang chuẩn bị được bọn buôn lậu ma tuý tuồn vào tiêu thụ ở các nước châu Âu.

Đây là tuyên bố của Tổng thống Nga Medvedev tại “Hội nghị bàn tròn" giữa các nhà công nghiệp Nga và EU vừa diễn ra tại Pháp. Đến cuối năm nay, các cơ quan chức năng Nga thông qua gói các đạo luật để thành lập một trung tâm tài chính quốc tế cỡ lớn.

Iran sẽ cắt giảm trữ lượng khai thác dầu mỏ nhằm bình ổn lại việc giá dầu đang xuống thấp.

Trước tình hình giá dầu đang giám mạnh, Iran, quốc gia cung cấp dầu mỏ lớn thứ 4 thế giới tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng khai thác dầu để bình ổn giá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục