Thống đốc Illinois phớt lờ yêu cầu từ chức

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/12/2008 | 12:00:00 AM

Người dân bang Illinois (Mỹ) đang đòi “lấy đầu” thống đốc Rob Blagojevich. Tuy nhiên, người âm mưu bán ghế thượng nghị sĩ của ông Barack Obama vẫn tỏ thái độ ngang ngạnh.

Blagojevich vẫn nói rằng mình vô tội, và việc từ chức chỉ khiến người ta cho rằng ông có tội mà thôi.
Blagojevich vẫn nói rằng mình vô tội, và việc từ chức chỉ khiến người ta cho rằng ông có tội mà thôi.

Ngày 10-12, ông Barack Obama cùng phó thống đốc bang Illinois Pat Quinn và nhiều chính khách thuộc Đảng Dân chủ đã kêu gọi ông Blagojevich từ chức. Vậy mà sau khi được tại ngoại bằng tiền bảo lãnh, Blagojevich vẫn thản nhiên đến văn phòng và thông báo “làm việc bình thường”. Người phát ngôn của ông thống đốc tuyên bố: “Xét cho cùng thì ưu tiên hàng đầu của văn phòng thống đốc là phục vụ người dân, chúng tôi chưa và sẽ không mất đi quyết tâm đó”.

Reuters cho biết mới đây các báo Chicago Tribune và Chicago Sun-Times cùng nhiều người dân địa phương đều lên tiếng đòi Blagojevich từ chức ngay lập tức. “Đúng là sỉ nhục - Reuters dẫn lời bà Beth Pinter, người sống không xa văn phòng thống đốc ở Chicago - Tôi không muốn thấy ông ta ở đây nữa vì ông ta là một tên tội phạm”. Các thượng nghị sĩ Dân chủ cũng tuyên bố nếu Blagojevich chỉ định người thay thế vị trí của ông Obama tại thượng viện, họ sẽ sử dụng quyền được ghi trong hiến pháp để loại bỏ nhân vật này. Nếu Blagojevich không chịu từ chức, có khả năng bộ trưởng tư pháp bang Lisa Madigan sẽ yêu cầu Tòa án tối cao Illinois bỏ phiếu "đuổi cổ".

“Lợi dụng tất cả mọi người”

Chiến dịch chống tham nhũng

Báo Christian Science Monitor cho biết vụ Blagojevich chỉ là một phần trong chiến dịch chống tham nhũng của FBI gần đây. Những trường hợp điển hình khác là vụ thượng nghị sĩ bang Alaska Ted Stevens bị truy tố hồi tháng mười về tội nhận hối lộ hàng trăm ngàn USD, hay như vụ hạ nghị sĩ bang Louisiana William Jefferson đang phải chờ hầu tòa sau khi FBI phát hiện ông ta giấu 90.000 USD trong tủ lạnh. Hiện FBI đang điều tra tổng cộng 2.500 vụ án tham nhũng trên toàn nước Mỹ.

Blagojevich, 52 tuổi, sinh tại Chicago trong một gia đình nhập cư nghèo gốc Serbia. Khi trưởng thành, Blagojevich may mắn cưới được Patricia Mell, con gái chính trị gia lão làng Richard Mell - một thành viên lâu năm của Hội đồng thành phố Chicago.

Blagojevich tốt nghiệp trường luật ĐH Pepperdine năm 1983 và nhờ các mối quen biết của bố vợ nên đã được một ủy viên hội đồng thành phố nhận làm việc, sau đó trở thành trợ lý công tố viên. Với sự chống lưng của bố vợ, Blagojevich kiếm được một ghế trong hạ viện bang năm 1992 và đứng vững suốt ba nhiệm kỳ.

Một lần nữa nhờ sự hỗ trợ của bố vợ và khẩu hiệu cải tổ, Blagojevich giành thắng lợi trong cuộc bầu cử thống đốc năm 2002. Dù dính nhiều xìcăngđan khiến tỉ lệ ủng hộ xuống thấp, nhưng Blagojevich tái đắc cử năm 2006 với sự ủng hộ của nhiều lãnh đạo Đảng Dân chủ.

Dù thành công của Blagojevich phần lớn xuất phát từ ông bố vợ giàu ảnh hưởng, nhưng quan hệ của cả hai chẳng hề “cơm lành canh ngọt” và đến năm 2005 thì vỡ vụn khi Blagojevich đóng cửa một bãi rác của một người bà con xa của vợ, mà ông Mell lại là cố vấn cho nhân vật này. Bản thân ông Mell từng cay đắng miêu tả con rể là kẻ “lợi dụng mọi người rồi đá đít họ” và “sẵn sàng ném người ta vào gầm xe buýt”.

Hãng tin AP cho biết kể từ năm 2005, Blagojevich đã trở thành đối tượng của vô số cuộc điều tra tham nhũng. Cục Điều tra liên bang (FBI) tình nghi Blagojevich giở thủ đoạn “bánh ít đi, bánh quy lại”: dùng quyền chỉ định công việc hoặc dự án để đổi lấy những món tiền đút lót béo bở. Cuối năm 2006, hai người gây quỹ chính trị cho Blagojevich là Antonin Rezko và Stuart Levine phải ra tòa vì tội nhận hối lộ từ các hãng đầu tư.

Trong phiên tòa, cái tên Blagojevich được nhắc đến rất nhiều lần. Ngoài ra, bà Patricia lại là đối tác lâu năm của Rezko. Tháng 12-2007 người quản lý chiến dịch tranh cử của Blagojevich là Chris Kelly bị truy tố về tội trốn thuế. Cộng với một số xìcăngđan khác, tỉ lệ ủng hộ Blagojevich tại bang Illinois theo khảo sát của báo Chicago Tribune hồi tháng 10-2008 tụt xuống thảm hại, chỉ còn vỏn vẹn 4%.

Vợ cũng không vừa

Báo New York Times dẫn lời công tố viên Patrick Fitzgerald cho biết có quá nhiều dấu hiệu cho thấy Blagojevich ngày càng tham lam. Do đó sau khi tính toán kỹ, khoảng tám tuần trước đây, FBI đã quyết định nghe lén điện thoại văn phòng làm việc cùng nhà riêng của Blagojevich và đã được tòa án thông qua. Họ không hề nghĩ rằng sẽ nghe được việc Blagojevich âm mưu bán ghế thượng viện của ông Obama.

Các điều tra viên FBI khi nghe lén còn phát hiện vô số thủ đoạn khác của Blagojevich. Ví dụ như một tháng trước, khi chính quyền Illinois công bố thực hiện dự án làm đường cao tốc trị giá 1,8 tỉ USD, Blagojevich đã điện thoại ra lệnh cho cố vấn tìm người có thể “đóng góp” vào quỹ chính trị của ông ta khoảng 100.000 USD để được nhận dự án. Một ví dụ khác là việc Blagojevich đòi 50.000 USD từ một giám đốc bệnh viện nhi để đổi lấy khoản hỗ trợ 8 triệu USD của chính quyền.

Một điều đáng nói là điều tra cho thấy bà Patricia cũng chẳng phải tay vừa, rất “xứng đôi vừa lứa” với ông chồng. Báo New York Times cho biết theo nội dung các cuộc điện thoại bị nghe lén, đệ nhất phu nhân bang Illinois cũng văng tục ầm ầm và là người gợi ý sa thải các biên tập viên báo Chicago Tribune đã đăng bài chỉ trích chồng mình. Bà cũng tán thành mạnh mẽ việc ông chồng bán ghế thượng viện của ông Obama.

Theo New York Times, bà Patricia không mấy khi xuất hiện trước công chúng. Dù tích cực tham gia hoạt động xã hội thời gian đầu lúc mới trở thành đệ nhất phu nhân Illinois, nhưng sau đó bà Patricia tung hoành trong lĩnh vực địa ốc và từng nhận 50.000 USD trong một thương vụ năm 2005 với ông Rezko.

(Theo TTO)

Các tin khác
Các trưởng đoàn đàm phán vấn đề phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên.

Cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên vừa kết thúc ngày 11/12 mà không đạt được bất kỳ kết quả cụ thể nào.

Ngày 11-12, ông Torhane Yussef, Phó cảnh sát trưởng thành phố Kirkuk (Bắc Iraq), cho biết ít nhất 55 người chết và 120 người khác bị thương trong vụ đánh bom liều chết tại nhà hàng “Abdullah” nằm gần thành phố này. Trong số các nạn nhân có nhiều phụ nữ và trẻ em.

Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ - Barack Obama.

Theo lời các trợ lý của ông Obama, sự kiện đặc biệt này sẽ không thể thiếu các màn khiêu vũ truyền thống, song "tiết mục" chủ chốt và nổi bật nhất sẽ nhằm tôn vinh luật sư da đen Martin Luther King, nhà đấu tranh vì các quyền của người da đen trong xã hội Mỹ.

Phái viên Mỹ Christopher Hill tại Bắc Kinh hôm 10/12.

Một quan chức cấp cao ở Washington cho biết Mỹ không loại trừ khả năng sẽ đưa CHDCND Triều Tiên trở lại danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục