Mật vụ Mỹ đau đầu vì “giày bay”

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/12/2008 | 12:00:00 AM

Sau sự cố “giày bay” trong buổi họp báo ngày 14.12 tại Iraq của Tổng thống Mỹ George W.Bush, giới chức thuộc Cơ quan Mật vụ Mỹ đã đối mặt với hàng đống câu hỏi xoay quanh khả năng bảo vệ tổng thống trước các vụ tấn công tương tự, hoặc nghiêm trọng hơn.

Nhân viên Mật vụ che chắn sau khi ông Bush tránh được 2 chiếc giày.
Nhân viên Mật vụ che chắn sau khi ông Bush tránh được 2 chiếc giày.

Tại sao phóng viên truyền hình Muntadar al-Zaidi lại có thể ném 2 chiếc giày vào ông Bush mà chẳng có lấy một đặc vụ nào lao đến trước mặt ông che chắn theo quy trình an ninh thông thường? Theo báo Los Angeles Times, phía Mật vụ cho biết đang xem xét lại tình huống trên, bao gồm cả các quy trình được áp dụng để bảo vệ ông Bush trong suốt chuyến thăm bất ngờ đến Iraq lần này.

Nhưng họ cũng vớt vát khi trả lời rằng các nhân viên của mình đã phản ứng phù hợp và kiềm chế trong một bối cảnh mà toàn bộ người có mặt đều đã trải qua quá trình khám xét an ninh hết sức chặt chẽ. Các phóng viên phải trải qua ít nhất 3 lần khám xét bằng máy, thiết bị dò cầm tay và bằng tay, cũng như được kiểm tra chặt chẽ lý lịch.

Ed Donovan, người phát ngôn của Mật vụ, chỉ rõ đoạn băng ghi hình cho thấy các đặc vụ đã mau chóng di chuyển nhanh từ hai bên phòng về hướng tổng thống khi chiếc giày đầu tiên được ném. Tuy nhiên, theo cựu đặc vụ Patrick J.Lennon, sau khi xem băng video, ông ngạc nhiên khi thấy lực lượng bảo vệ ông Bush đã phản ứng chậm hơn bình thường. Không những thế, người đầu tiên khống chế phóng viên quá khích al-Zaidi xuống sàn lại là một phóng viên Iraq khác, trước khi các đặc vụ lao vào. May mắn là Tổng thống Bush có phản xạ nhanh, né được cả hai cú tấn công trên, nếu không hậu quả sẽ tồi tệ hơn nhiều.

Sự cố tại Baghdad cũng cho thấy các khía cạnh khác trong nguyên tắc huấn luyện của Mật vụ. Các đặc vụ được huấn luyện rằng kẻ tấn công đầu tiên có thể sẽ đánh lạc hướng sự chú ý bằng cách ném một vật gì đó, giống như chiếc giày chẳng hạn, nhằm tạo ra một không gian rõ ràng để tên tấn công thứ 2 thực hiện cú dứt điểm chính xác.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên ông Bush bị tấn công. Một trong số những trường hợp nghiêm trọng nhất là vào năm 2005, khi ông Bush đến Tbilisi (Georgia). Một kẻ đã ném lựu đạn vào tổng thống Mỹ khi ông phát biểu tại Quảng trường Tự do, nhưng may mắn là lựu đạn không nổ. Hung thủ đã giết chết 1 nhân viên an ninh trong lúc tẩu thoát và bị kết án tù chung thân sau đó.

Vụ “giày bay” trên đã gợi lại một hồi ức chẳng mấy đẹp đẽ cho Mật vụ Mỹ. Vào ngày 30.3.1981, hung thủ tên John W.Hinckley, 25 tuổi, đã trà trộn vào đám đông phóng viên trước khách sạn Hilton ở Washington. Khi Tổng thống Ronald Reagan xuất hiện, tên này rút súng ngắn bắn liền 6 phát đạn về phía tổng thống. Một viên găm trúng phổi trái tổng thống, viên thứ 2 xuyên óc Thư ký báo chí Nhà Trắng James Brady; hai nạn nhân còn lại là nhân viên đặc vụ và một cảnh sát.

(Theo TNO)

Các tin khác
Một thành viên trong nhóm đặc nhiệm Hà Lan làm nhiệm vụ gần cầu Tàu hàng Jumbo Javelin khi tàu chạy gần Vịnh Aden.

Hội đồng Bảo an LHQ vừa nhất trí thông qua một nghị quyết của Mỹ cho phép các nước tấn công hải tặc Somalia trên đất liền và trên biển.

Chủ tịch Raul Castro (phải) gặp Tổng thống Venezuela H.Chavez trong chuyến công du Venezuela và Brazil.

Ngày 16-12, các nhà lãnh đạo của 33 nước khu vực Mỹ Latinh và Caribbean đã tới Brazil tham dự Hội nghị Thượng đỉnh khu vực Mỹ Latinh và Caribbean về hội nhập và phát triển (CALC) để bàn về việc thành lập liên minh cánh tả dân chủ và các biện pháp, chính sách đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

TT Bush suýt bị giày ném trúng mặt.

Không may mắn như Tổng thống Bush là né được chiếc giày đang lao tới, nhiều nhà lãnh đạo trước đây từng bị trúng trứng thối, bánh, bột vào mặt...

Quá trình hội nhập của ASEAN đạt một cột mốc mới khi hiến chương đầu tiên của khối chính thức có hiệu lực từ ngày 15-12 trong cuộc gặp các ngoại trưởng tại thủ đô Jakarta (Indonesia). Theo Reuters, dù đạt được tiến triển mới nhưng hi vọng trở thành cộng đồng kinh tế như kiểu EU của ASEAN sẽ bị chững lại do tác động của khủng hoảng kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục