Còn chia rẽ trong lòng EU

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/3/2009 | 12:00:00 AM

Bất đồng giữa các nước giàu và nghèo tại EU vẫn hết sức sâu sắc, dù cuối cùng họ đã có một số điểm thống nhất để vượt qua khủng hoảng kinh tế.

Vẫn còn nhiều quan điểm khác biệt giữa các lãnh đạo EU.
Vẫn còn nhiều quan điểm khác biệt giữa các lãnh đạo EU.

Tại Hội nghị EU diễn ra ở Brussels (Bỉ) hôm 1.3, Thủ tướng Đức Angela Merkel và nhiều nhà lãnh đạo EU khác đã thẳng thừng bác đề xuất viện trợ hàng trăm tỉ USD của Hungary để giúp các nước Đông Âu vượt qua khủng hoảng kinh tế.

Lý giải cho quyết định trên, Thủ tướng Merkel cho rằng kế hoạch giải cứu kiểu “một kích cỡ phù hợp cho tất cả” là không thích hợp mà thay vào đó nên xem xét biện pháp hỗ trợ riêng cho từng nước, theo hãng tin AP. “Nhiều người nói rằng tình hình khó khăn ở tất cả các quốc gia Trung và Đông Âu đều giống nhau. Tôi thấy điều này không đúng”, bà Merkel nói. Và bà cũng cho biết thêm rằng không thể so sánh tình hình tồi tệ tại Hungary với tình hình ở các nước khác. 

Nhà lãnh đạo Đức, nước có nền kinh tế lớn nhất trong khối, đã đưa ra quan điểm cứng rắn trên sau khi Thủ tướng Ferenc Gyurcsany của Hungary cảnh báo cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang tạo ra hố sâu ngăn cách về kinh tế ngày càng rộng giữa 27 thành viên EU và điều này gây nên chia rẽ.

Viện lý do các thành viên Đông Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, ông Gyurcsany đã đề nghị EU thành lập một quỹ trị giá 190 tỉ euro để giúp các nước này trả nợ và thoát khỏi suy thoái kinh tế. “Chúng ta không nên để một bức màn sắt mới được hình thành và chia cắt châu Âu”, ông Gyurcsany nói. Tám quốc gia EU khác gồm Ba Lan, Slovakia, Czech, Bulgaria, Romania, Estonia, Latvia và Lithuania cũng đồng tình với Hungary trong việc gây sức ép đối với các nước giàu hơn trong khối.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, Đức và một số nước khác đã nhanh chóng gạt đề xuất của ông Gyurcsany. Chủ tịch Ủy ban EU Jose Manuel Barroso lý giải rằng các nước Đông Âu đã nhận hàng tỉ USD từ các quỹ giải cứu khẩn cấp cũng như nhiều khoản cho vay từ EU, Ngân hàng Thế giới và các thể chế tài chính khác nên việc lập ra một kế hoạch giải cứu mới là không cần thiết. 

Tuy bác kế hoạch viện trợ các nước Đông Âu nhưng EU cam kết sẽ vẫn hỗ trợ những nước này nếu cần thiết, theo AFP. “EU sẽ không bỏ rơi bất cứ nước nào trong khối”, Thủ tướng Mirek Topolanek của Czech, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên EU, khẳng định. Bên cạnh đó, theo AFP, khối cũng lần đầu tiên để ngỏ khả năng rút ngắn tiến trình gia nhập khu vực đồng euro cho các nước thành viên, nhất là đối với những quốc gia Đông Âu đang muốn gia nhập khu vực này. Nhiều lãnh đạo EU cho rằng việc rút ngắn quá trình gia nhập sẽ giúp các nước Đông Âu dễ dàng đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế khi nằm trong sự bảo vệ của khu vực đồng euro. 

Cuộc họp thượng đỉnh kể trên khép lại cho thấy vẫn còn sự chia rẽ sâu sắc trong các lãnh đạo EU. Nhưng dù sao thì cuối cùng các nước cũng đã tạm thời dẹp bỏ bất đồng để hướng tới mục tiêu chung, trong đó có cam kết chống bảo hộ mậu dịch trong khối, nhằm đưa châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế.

(Theo TNO)

Các tin khác

Ngày 1-3, đặc sứ về Trung Đông của nhóm Bộ Tứ (gồm Liên minh châu Âu (EU), Nga, Mỹ và LHQ), cựu Thủ tướng Anh Tony Blair bất ngờ đã có chuyến thăm Dải Gaza do lực lượng Hamas kiểm soát.

Bà Obama trong tư thế chụp bức chân dung chính thức đầu tiên của bà tại Nhà Trắng.

Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama hướng tới vẻ duyên dáng và quyến rũ kín đáo của Jackie Kennedy khi xuất hiện trong bức chân dung chính thức đầu tiên của mình tại Nhà trắng.

Đô đốc Mike Mullen.

Iran đã có đủ nhiên liệu hạt nhân để chế tạo một quả bom nguyên tử, Tổng tham mưu trưởng liên quân, Đô đốc Mike Mullen tuyên bố.

Hôm qua (1.3), vệ tinh thăm dò mặt trăng đầu tiên của Trung Quốc, Chang'e 1 đã đâm vào mặt trăng, kết thúc chuyến bay kéo dài 16 tháng nhằm thăm dò và vẽ bản đồ bề mặt chị Hằng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục