Liên Hợp Quốc: Hải tặc Somalia chủ yếu gồm 2 băng

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/3/2009 | 12:00:00 AM

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon hôm 18/3 cho biết, hiện có 2 nhóm cướp biển chính đang hoạt động trong các cộng đồng đánh cá tại bờ biển Somalia. Chúng bắt cóc các con tàu để đòi hàng triệu USD tiền chuộc bất chấp những nỗ lực chống hải tặc của cộng đồng quốc tế.

Xuồng cao tốc của cướp biển tiến đến một trong những chiếc tàu lớn của chúng ở Eyl.
Xuồng cao tốc của cướp biển tiến đến một trong những chiếc tàu lớn của chúng ở Eyl.

Hai băng cướp, một đóng ở quận Eyl thuộc tỉnh ly khai Puntland phía đông bắc Somalia và một lấy làng chài Xarardheere, vùng Mudug làm nơi hoạt động. Băng mạnh nhất là băng đóng tại Eyl, ông Ban Ki-moon cho hay.

Somalia bị cho là một quốc gia thất bại. 18 năm dưới tình trạng vô chính phủ, bạo lực và các cuộc nổi dậy của quân Hồi giáo đã giết hại hàng nghìn dân thường, buộc hàng trăm nghìn người phải chạy loạn. Sự ra đi vào tháng 12/2008 của quân đội Ethiopia - vốn có mặt tại Somalia để bảo vệ chính phủ được LHQ hậu thuẫn, đã bỏ lại một khoảng trống quyền lực nguy hiểm.

Trong một báo cáo gửi lên Hội đồng Bảo an, Tổng thư ký LHQ nói rõ, cần thiết phải giải quyết vấn đề cướp biển và cướp có vũ trang ở bờ biển Somalia bằng cách phối hợp thúc đẩy hoà giải chính trị, thành lập một chính phủ có hiệu lực, ủng hộ nỗ lực gìn giữ hoà bình của Liên minh châu Phi và củng cố các thể chế thi hành luật.

Ông Ban Ki-moon khuyến khích các nước thành viên LHQ giúp đẩy mạnh phát triển và quản lý ở Puntland và một vùng ly khai khác là Somaliland.

Theo Tổng thư ký LHQ, Cục Hàng hải quốc tế đã thông báo số vụ cướp biển trên toàn cầu trong năm 2008 tăng 11%, mức cao chưa từng có. Trong số 293 trường hợp xảy ra trên toàn thế giới, 111 vụ xảy ra ở ngoài khơi Somalia, "mức tăng hàng năm là gần 200% ở hành lang thương mại quan trọng nối giữa kênh đào Suez với Ấn Độ Dương".

Chỉ trong hai tháng đầu của năm 2009, đã có thông báo về một số vụ cướp biển và cướp có vũ trang ở khu vực Somalia, ông Ban nói.

"Các báo cáo cho biết, nguồn gốc của băng cướp biển khét tiếng nhất hiện nay là ở những cộng đồng đánh cá tại Somalia, đặc biệt ở khu vực Đông Bắc và miền Trung quốc gia này. Các băng nhóm này phản ánh cơ cấu xã hội thị tộc ở Somalia", ông Ban Ki-moon nói.

Theo Tổng thư ký LHQ, vào cuối năm 2008, nhóm cướp ở quận Eyl - Puntland, đã bắt cóc và giam giữ 6 tàu cùng các thuỷ thủ để mong thu về khoảng 30 triệu USD tiền chuộc. Băng cướp biển ở Mudug cũng giữ tàu chở vũ khí MV Faina và 3 tàu khác trong khoảng 5 tháng, từ 9/2008 - 2/2009.

Viktor Pinchuk, một doanh nhân hàng đầu của Ukraina hồi đầu tháng này cho biết, ông đã giúp trả 3,2 triệu tiền chuộc để giải phóng tàu Faina cùng 20 thủy thủ.

(Theo HNMĐT)

Các tin khác

Iran vẫn chưa nhận được bất kỳ hệ thống tên lửa phòng không S-300 nào từ Nga theo một hợp đồng từ năm 2007 và thoả thuận này còn phụ thuộc vào các nhà lãnh đạo ở Moscow, một nguồn tin quân sự Nga hôm 18/3 cho hay.

Người Pháp biểu tình chống thất nghiệp.

Hôm nay, 19-3, theo dự kiến, nhân viên đủ mọi ngành nghề công lẫn tư ở Pháp sẽ tham gia “Ngày hành động liên ngành” tổng đình công, biểu tình phản đối các chính sách như thuế, an sinh xã hội, việc làm. Tổng đình công biểu tình là lời kêu gọi của 8 nghiệp đoàn lớn ở Pháp gửi tới 5,2 triệu nhân viên trong lĩnh vực công.

Cựu thủ tướng Thái Lan Somchai Wongsawat

Ủy ban chống tham nhũng quốc gia Thái Lan (NACC) vừa đề nghị truy tố hình sự cựu thủ tướng Somchai Wongsawat và cựu phó thủ tướng Chavalit Yongchaiyudh.

Theo thống kê mới nhất của Chính phủ Mỹ, Trung Quốc đã củng cố vị trí là "chủ nợ" lớn nhất của Mỹ với việc nắm giữ lượng trái phiếu kho bạc của nước này trị giá tới 739,6 tỷ USD vào cuối tháng 1 vừa qua, so với 727,4 tỷ USD trước đó một tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục