Những con bò mơ ước của anh Trần Văn Năm

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/5/2018 | 8:03:42 AM

YBĐT - Với đàn bò đang có của mình, anh Trần Văn Năm ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên chia sẻ: "Đó là những con bò ước mơ của tôi từ khi 12 tuổi”.

Anh Trần Văn Nam cho đàn bò ăn cỏ bữa sáng.
Anh Trần Văn Nam cho đàn bò ăn cỏ bữa sáng.


Năm lớp 6, một lần cô giáo ra đề bài tập làm văn viết về công việc mơ ước trong tương lai, anh vô cùng hào hứng chia sẻ niềm yêu thích của mình là nuôi bò. Hai năm sau, ước mơ ấy trở thành hiện thực từ lúc bố anh dắt bò về nhà.
 
Năm học lớp 12, bố anh lại bán hết bò. Bản thân anh tốt nghiệp cấp III cũng trải qua không ít nghề: công nhân xưởng giấy, công nhân làm gạch, trồng rừng, chạy xe, nuôi trâu. 

Tất cả công việc trải qua cho đồng vốn tích lũy đã giúp ước mơ ngày nào của anh chính thức hiện hữu vào cuối năm 2016: nuôi 7 con bò tại khu đồi rộng gần 2 ha của bố mẹ khai hoang. Anh chọn khu đồi này để bắt đầu gắn bó lâu dài với việc nuôi bò bên cạnh nhiều việc khác liên quan đến đồi rừng. Tháng 3/2018, đàn bò lên đến 18 con.
 
Bán giống, bán thịt, hiện tại trong chuồng nhà còn 11 con bò, trong đó có 1 con đực để nhân giống, 6 con bò sinh sản, 4 con bê. Giống bò anh Nam chọn nuôi đều được mua trong vùng này từ ngày trước ở dưới xuôi đưa lên, là giống bò lai nhưng đã rất nhiều đời. 

Chủ động toàn bộ nguồn thức ăn cho đàn bò có hơn 1 ha cỏ voi mà anh đã trồng 3 năm nay, mỗi ngày bảo đảm 270 kg cùng với 30 kg sắn củ tươi băm lát và 120 búi chuối các loại bổ sung cho mùa đông ít cỏ.
 
Với 1 con bò đực giống, anh phục vụ nhu cầu phối giống cho bò của người dân trong xã và các địa phương lân cận như Đông Cuông, Tân Hợp. Người dân có thể đưa bò tới khu đồi nhà anh hoặc anh sẽ chở bò giống bằng xe tải đến tận nhà theo nhu cầu với mức giá 250.000 đồng, 350.000 đồng mỗi lần phối tinh. 

Bán bò giống cho bà con xã Mậu Đông, Đông Cuông, Quang Minh, anh thậm chí không bao giờ dám bán bò không đẹp vì thấu hiểu nỗi khó khăn và niềm hi vọng của nhà nông. Hơn thế, anh cho rằng nuôi bò quan trọng nhất là con giống, nếu mẹ đẹp thì con sẽ đẹp, cho năng suất cao và ngược lại. 

Giá bò giống dao động ở mức 16 - 17 triệu đồng/con mẹ, đẹp hơn thì có giá 20 - 21 triệu đồng. Bò thịt anh chủ yếu bán khi đã được khoảng 7 - 8 tháng tuổi, nặng 40 - 50 kg với giá 8 - 9 triệu đồng mỗi con. Khu chuồng trại chăn nuôi bò được anh chọn vị trí cao ráo, thoáng mát, xa khu vực dân cư. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm phòng vắc-xin đúng theo hướng dẫn nên đàn bò của gia đình luôn khỏe mạnh.
 
Theo tính toán, trừ mọi chi phí, nguồn thu từ đàn bò mang lại cho gia đình anh khoảng 100 triệu đồng mỗi năm. Anh Nam nói rằng, bản thân chịu khó làm thật tốt việc chăm sóc cho đàn bò hiện nay. 

Tới đây, anh sẽ mua lại những con bò tầm 1 tuổi để vỗ béo rồi bán thịt. Quan điểm của anh Nam là dù chăn nuôi thì cũng luôn phải nắm bắt nhu cầu thị trường và đón đầu cơ hội mới cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Anh Trần Văn Hùng chăm sóc lồng cá Koi.

YBĐT - Vốn là ông chủ mô hình kinh tế trang trại kết hợp khu du lịch sinh thái rộng vài chục héc-ta, anh Trần Văn Hùng ở tổ 19, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình đã tận dụng nguồn nước mặt trên hồ Thác Bà để xây dựng mô hình nuôi cá lồng với những giống cá đặc sản như: cá quế, cá lăng đỏ, cá nheo, cá chép Koi Nhật Bản… mang lại nguồn thu lớn.

Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hương trao giải Nhất Hội thi “Chúng em tìm hiểu và kể chuyện về Bác Hồ” của Trường THCS thị trấn Yên Bình.

YBĐT - Biết chị đã trên 10 năm nhưng qua câu chuyện chúng tôi mới thêm hiểu về gia đình, quá trình phấn đấu không mệt mỏi, nghiêm túc rèn luyện.

YBĐT - Hơn 20 năm công tác ở xã, nghỉ hưu trở về thôn xóm, bà Lê Thị Lan được bầu đảm nhiệm vai trò Bí thư Chi bộ thôn Hồng Thái, xã Nga Quán huyện Trấn Yên. Điều bà Lan trăn trở nhất bấy giờ là làm sao thay đổi được diện mạo nông thôn, bắt đầu từ vấn đề môi trường.

Cựu chiến binh Nguyễn Hùng Cường (bên trái)  giới thiệu hệ thống máy cuộn dây khâu, dây buộc.

YBĐT -  Từ công việc thu mua phế liệu, đã mở ra cho ông ý tưởng sản xuất chế biến sản phẩm dây khâu, dây buộc từ đồ nhựa phế thải, cũ hỏng để đến nay cơ sở sản xuất của ông tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với thu nhập ổn định. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục