Kiên trì gắn bó với cây mía

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/6/2018 | 1:56:04 PM

YBĐT - 25 năm trồng mía đã giúp cho gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung ở thôn 4, xã Phúc Lộc, thành phố Yên Bái có thêm một nguồn thu nhập ổn định. Cây mía trên đất bãi bồi nơi đây cũng trải qua nhiều đổi thay, giá cả thị trường lên xuống, diện tích ngày càng thu hẹp nhưng chị Nhung đã lựa chọn cách đi riêng để gắn bó cùng loại cây này.

Chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung bó mía chuẩn bị đi bán.
Chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung bó mía chuẩn bị đi bán.


Mía trồng ở Phúc Lộc, các cụ cao tuổi địa phương vẫn gọi là giống mía Tuy Hòa. Giống này chỉ phục vụ cho việc ép nước uống do thân mía mềm, nhiều nước, thời gian cho thu hoạch có thể kéo dài. Thời kỳ thịnh vượng nhất của cây mía cách đây khoảng 4 - 5 năm, lúc đó cả xã Phúc Lộc có hơn 7 ha, giá bán lên tới 20.000 đồng/cây, mỗi sào trừ chi phí cho người trồng mía lãi từ 8 - 10 triệu đồng.
 
Nhưng giá cứ xuống dần, hiện tại mía đẹp được 7.000 - 9.000 đồng một cây, lãi thu về độ 2 - 3 triệu đồng/sào, nhiều hộ chặt bỏ, diện tích mía thu hoạch còn 2 ha, diện tích mía trồng mới năm 2018 là 1,2 ha. Nhà chị Nhung trước kia thường trồng 1 - 2 sào, những năm gần đây duy trì 3 - 4 sào mía.
 
Diện tích không giảm mà còn ổn định, chị Nhung chia sẻ rằng: "Tôi luôn suy nghĩ đã làm gì là phải làm thật tốt, phải tâm huyết, phải đầu tư thì mới có kết quả như mong muốn. Cây mía vẫn cho thu nhập nếu thâm canh tốt dù mỗi sào phải đầu tư cũng không nhỏ”.
 
Thời gian từ lúc trồng đến khi được thu hoạch của cây mía kéo dài 15 - 17 tháng và thời gian thu hoạch rải rác cả năm. Giống mía Tuy Hòa đến nay vẫn được trồng ở Phúc Lộc vì để lâu cũng không ra hoa, độ ngọt và lượng nước không giảm.
 
Ngoài diện tích mía của nhà mỗi vụ thu 4.000 - 5.000 cây được tiêu thụ hết, chị Nhung còn gom khoảng 1,5 vạn cây của bà con trong thôn, trong xã, thị trường chủ yếu ở thành phố Yên Bái và đang dần mở rộng sang tỉnh Lào Cai. Số lượng mía chị thu gom mỗi vụ chiếm tỉ lệ hơn 50% trên địa bàn toàn xã. Cây mía Phúc Lộc giờ phải cạnh tranh gay gắt về giá với cây mía từ tỉnh Thanh Hóa đến nên chị cũng phải tính toán hợp lý để giữ vững các mối hàng lâu nay cũng như tìm thêm mối hàng mới.
 
Chị xác định duy trì thị trường bằng chất lượng, bằng giá cả phù hợp theo từng thời điểm, từng lô hàng. Mỗi ngày, chị thường chở mía bằng xe máy đi bán, mỗi chuyến 40 - 60 cây, có ngày đi 5 chuyến. Khu trung tâm thành phố ở Quảng trường 19-8, Công viên Yên Hòa là nơi bán được nhiều vì tập trung đông người, có các điểm vui chơi, vào dịp tết có ngày bán được 200 cây.

Tính thực lãi mỗi vụ mía thu gom, chị Nhung có được khoảng 15 - 20 triệu đồng. Chị chia sẻ: "Công việc thu gom mía này, tôi dự định tiếp tục 5 - 10 năm nữa. Còn thì tùy sức khỏe và các điều kiện khác, tôi mới tính xa hơn”.
 
Nguyễn Thơm

Các tin khác

YBĐT -  Huyện Yên Bình hiện có 147 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi. Vi Văn Nguyên ở thôn Bản Lầu, xã Cảm Nhân là một trong những người tiêu biểu. 

Bà Hoàng Thị Thêm chăm sóc vườn ươm cây giống.

YBĐT - Bà Thêm "cây giống", đó là cái tên mà nhiều người vẫn thường gọi khi nhắc đến bà Hoàng Thị Thêm ở tổ 33, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái. 

Hoạt động ngoại khóa của học sinh Trường THPT Chu Văn An (Văn Yên).

YBĐT - Năm 1990, tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội II, cô giáo Vũ Thị Hạnh được phân công về công tác tại Trường cấp 3 Văn Yên, nay là Trường THPT Chu Văn An. 

Khèn là niềm đam mê của nghệ nhân Thào Cáng Súa.

YBĐT - Ông Thào Cáng Súa ở bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải không chỉ được biết đến là người có tài thổi khèn hay, múa khèn giỏi mà còn là một người thợ chế tác khèn Mông tài hoa. Nghề làm khèn đã mang đến cho ông một cuộc sống đủ đầy, bồi đắp trong ông niềm đam mê, tâm huyết một đời gìn giữ giá trị văn hóa đặc sắc của khèn Mông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục