Một gia đình văn hóa tiêu biểu

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/7/2018 | 8:09:05 AM

YBĐT - "Một gia đình văn hóa tiêu biểu, mẫu mực, có bề dày truyền thống cách mạng” - đó là lời nhận xét của hầu hết bà con nhân dân khu dân cư Hồng Thanh, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, khi nhắc tới gia đình ông Trần Thi và bà Vương Thị Ngân.


Đã ở tuổi 72, nhưng ông Trần Thi vẫn còn nhanh nhẹn lắm! Khi biết tôi muốn tìm hiểu về gia đình mình, ông Thi khiêm tốn nói: Gia đình tôi đã có gì đáng nói lắm đâu! Chỉ là tôi xác định, gia đình chính là tế bào của xã hội, gia đình có tốt, thì mới xây dựng được một xã hội tốt đẹp.
 
Chính vì vậy mà trong những năm qua, hai vợ chồng tôi luôn chú trọng việc giáo dục con, cháu trong gia đình, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sống đoàn kết, chan hòa với bà con lối xóm và thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Qua câu nói mộc mạc, chân thành đầy tính nhân văn của ông, tôi thầm hiểu đó chính là cái cốt cách, xây dựng nên cái nền móng của một gia đình văn hoá tiêu biểu.

Ông Nguyễn Thi sinh ra và lớn lên tại chiếc nôi căn cứ cách mạng phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái. Trước năm 1945, gia đình ông luôn là căn cứ cách mạng của Việt Minh. Truyền thống cách mạng của gia đình đã có tác động rất lớn đến tư tưởng của ông.
 
Năm 1970, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp, ông Thi được tổ chức phân công về công tác tại Trường Cao đẳng Nghề nông nghiệp, rồi được chuyển về Ban Nông nghiệp, Ban Kinh tế, Văn phòng Tỉnh ủy và sau đó làm Phó chánh Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái.
 
Trong quá trình công tác, ông luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Thành tích ấy được ghi nhận qua nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba, 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều bằng khen, giấy khen của tỉnh và các ngành, các cấp.

Năm 2007, sau 37 năm công tác, ông Trần Thi được Nhà nước cho nghỉ chế độ và về cư trú tại khu dân cư Hồng Thanh, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái. Vợ ông, bà Vương Thị Ngân, từng công tác tại Ty Tài chính tỉnh rồi Bệnh viện thành phố (nay là Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái), năm 2006, bà được Nhà nước cho nghỉ chế độ hưu trí.
 
Trở về với cuộc sống thường nhật, hai ông bà không nghỉ ngơi mà tích cực tham gia công tác xã hội, là cấp ủy viên ở Chi bộ Khu dân cư Hồng Thanh nhiều năm liền.
 
Phát huy truyền thống cách mạng và bề dày kinh nghiệm của mình, ông, bà luôn gần gũi, động viên và giúp đỡ mọi người dân trong tổ, vận động nhân dân và con cháu, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động đóng góp từ thiện nhân đạo xã hội tại địa phương.
 
Với mong muốn sẻ chia, giúp đỡ mọi người cùng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, trong suốt nhiều năm qua, đã có hàng chục lượt hộ gia đình nghèo, các trường hợp cơ nhỡ, người già cô đơn trên địa bàn được ông, bà quan tâm sẻ chia, giúp đỡ vươn lên có cuộc sống ổn định hay có khi là hỗ trợ đóng tiền quỹ hội. Thông qua đó, góp phần xây dựng xóm phố yên vui, gia đình hạnh phúc, ông, bà luôn được mọi người tin yêu, quý mến.           
                                       
Trong gia đình, ông, bà luôn là tấm gương sáng để con cháu học tập, noi theo. Các con của ông bà gồm 2 gái, 1 trai đều được học hành đến nơi đến chốn, ra công tác và có những vị trí nhất định trong xã hội; các cháu nội ngoại đều chăm ngoan, học giỏi. Liên tục nhiều năm liền gia đình ông bà được công nhận là gia đình văn hóa tiêu biểu của phường, của thành phố.

      Thu Hồng (Trung tâm TT&VH thành phố Yên Bái)

Các tin khác
Phạm Thị Ngọc Ánh đã giành giải Nhì trong Hội thi tìm hiểu, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, vòng sơ khảo, Cụm thi số 2.

YBĐT - Sinh năm 1987, là Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng, Trường Chính trị tỉnh, đã đạt nhiều danh hiệu như: "Giảng viên dạy giỏi cấp trường”, "Giảng viên dạy giỏi toàn quốc”, Chiến sĩ thi đua cơ sở, đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ…Đó là cô gái người dân tộc Dao - Phạm Thị Ngọc Ánh.

YBĐT - Hơn 11 năm công tác gắn bó với các bệnh nhân tại Khoa ngoại, Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải, bác sỹ Giàng A Lu không nhớ chính chính xác trong chừng ấy năm, mình đã mổ cho bao nhiêu bệnh nhân; chỉ nhớ năm 2017, anh đã trực tiếp phẫu thuật mổ cho trên 200 ca...

YBĐT - Sinh năm 1979, quê gốc ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, từ nhỏ Nguyễn Thị Gấm đã ao ước sau này trở thành giáo viên. Vì vậy, sau khi học xong phổ thông, chị đã thi vào ngành sư phạm. Ra trường, chị về làm giáo viên môn Sinh học ở Trường THCS Nguyễn Thái Học, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên.

Anh Vàng A Rua (trái) trao đổi kinh nghiệm trồng  ngô với cán bộ khuyến nông.

YBĐT - Khi cây ngô trở thành hàng hóa, Trạm Tấu đã có những gia đình nông dân thoát nghèo trở nên khá giả ở địa phương với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Nổi bật trong số họ là anh Vàng A Rua ở thôn Tấu Giữa, xã Trạm Tấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục