Anh Nguyễn Ngọc Lợi làm giàu từ nghề mộc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/1/2020 | 8:02:04 AM

Sinh năm 1993, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Nguyễn Ngọc Lợi ở thôn Quẽ Ngoài, xã Yên Thái, huyện Văn Yên quyết định theo đuổi đam mê với nghề mộc. Lý do đơn giản là "yêu thích việc cầm đục, cầm bào để tạo ra những sản phẩm, những nét hoa văn độc đáo từ những khúc gỗ vô tri vô giác".

Xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất của Nguyễn Ngọc Lợi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất của Nguyễn Ngọc Lợi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Khi được hỏi cơ duyên nào đưa anh đến với nghề này, anh Lợi cho biết: "Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã yêu thích việc cầm đục, cầm bào để tạo ra những sản phẩm, những nét hoa văn độc đáo từ những khúc gỗ vô tri vô giác. Vì thế, những ngày trong quân ngũ, tôi đăng ký học nghề mộc. Được tìm hiểu nhiều về nghề, tôi lại càng say mê và quyết tâm biến ước mơ có một xưởng đồ gỗ thành hiện thực”. 

Để làm được điều đó, Nguyễn Ngọc Lợi không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật những mẫu mã mới phù hợp với thị hiếu khách hàng. Tự học hỏi vẫn chưa đủ, anh còn đi học nâng cao tay nghề tại Vĩnh Phúc. Đến năm 2016, anh quyết định vay mượn anh em bạn bè để có vốn mở xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất. Cơ sở của anh tập trung chủ yếu sản xuất các mặt hàng: đồ thờ, bàn ghế, giường, tủ, kệ trang trí... 

Ngoài những mẫu mã của xưởng, anh còn nhận làm những mẫu đặt theo yêu cầu của khách. Với sự cần cù, khéo léo, học hỏi không ngừng, Nguyễn Ngọc Lợi đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm được thị trường ưa chuộng. Nhớ lại từ những ngày đầu lập nghiệp, anh chia sẻ: "Thời gian đầu, xưởng sản xuất của tôi gặp không ít khó khăn như quy mô nhỏ, thiếu vốn đầu tư máy móc, thiết bị, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được thị trường tiêu thụ. Nhưng càng khó khăn, tôi lại càng tự nhủ bản thân không bao giờ được nản chí”. 

Nhờ sự nhạy bén trong tiếp cận thị trường, đa dạng hóa các mẫu mã, mặt hàng cùng ý chí quyết tâm, nghị lực vươn lên, Nguyễn Ngọc Lợi đã dần tạo được uy tín trên thị trường, đáp ứng được yêu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. 

Có thị trường ổn định, anh Lợi đã mạnh dạn đầu tư thêm máy móc hiện đại, phục vụ cho sản xuất. Tới nay, xưởng của anh dần tạo ra những sản phẩm có mẫu mã đẹp, độ bền cao, giá thành hợp lý, thu hút khách đều đặn, tổng doanh thu mỗi năm đạt hàng trăm triệu đồng và tạo việc làm ổn định cho 2 lao động với mức lương từ 4 - 6 triệu đồng/tháng. 

Đặc biệt, năm 2019, anh đã thành lập hợp tác xã sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ với 4 thành viên có chung niềm đam mê với nghề mộc để cùng chia sẻ kinh nghiệm, mở rộng thị trường, từng bước đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, thành công bước đầu của Nguyễn Ngọc Lợi đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế ngay trên chính mảnh đất quê hương. 

Bảo Linh

Tags Anh Nguyễn Ngọc Lợi làm giàu từ nghề mộc xã Yên Thái huyện Văn Yên

Các tin khác

Dù rất bận rộn với công việc quản lý, điều hành doanh nghiệp đa ngành nghề, trong đó trọng tâm là sản xuất cột điện và xây dựng công trình chuyển tải điện nhưng kỹ sư Trần Ngọc Dũng - Giám đốc Công ty cổ phần Hồng Nam ở thôn Thanh Sơn, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái vẫn dành hai ngày để lên vùng cao Tú Lệ, huyện Văn Chấn trao phần tiền và hiện vật giúp hộ nghèo làm nhà ở và địa phương làm đường giao thông liên thôn, bản.

Sử cho biết, khi trả lại ví, Sử được anh Hiếu gửi tiền cảm ơn nhưng em không nhận. Em nói:

Trên đường đi làm, A Sử nhặt được một chiếc ví, em quyết định chạy xe dưới trời mưa lạnh đi gặp người đánh mất để trả lại.

Ông Hoàng Đình Đạt nhận lại chiếc ví của mình.

Mới đây, trong lúc cùng một số đồng nghiệp trên đường đi thăm người ốm tại một khu dân cư bên đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái, tình cờ cô giáo Mai Thị Kim Huế - giáo viên Trường Mầm non Hoa Hồng, huyện Trấn Yên nhìn thấy một chiếc ví da rơi bên hè đường.

Nhờ chăm sóc tốt, đàn bò của ông Phùng Xuân Lục luôn khỏe mạnh.

Gia đình ông Phùng Xuân Lục ở thôn Giáp Cang, xã Khai Trung, huyện Lục Yên nỗ lực vươn lên từ hộ nghèo đến nay không những thoát nghèo mà còn gây dựng được mô hình chăn nuôi bò bán công nghiệp với tổng đàn luôn duy trì đảm bảo 10 con bò sinh sản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục