Làm giàu từ tre Bát độ

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/10/2022 | 7:38:54 AM

YênBái - Gắn bó với cây tre Bát độ ngay từ những ngày đầu, gia đình ông Hà Văn Liêm ở thôn Đồng Cát, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên là một trong những hộ ở địa phương đang sở hữu nhiều diện tích tre trong giai đoạn kinh doanh. Vài năm trở lại đây, mỗi vụ măng gia đình ông thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng.

Ông Hà Văn Liêm (bên phải) giới thiệu diện tích tre Bát độ mới trồng năm 2022 với cán bộ xã.
Ông Hà Văn Liêm (bên phải) giới thiệu diện tích tre Bát độ mới trồng năm 2022 với cán bộ xã.


Là một trong những xã trọng điểm của vùng nguyên liệu măng tre Bát độ, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên có tới 90% số hộ dân có thu nhập từ cây tre Bát độ. Mỗi mùa măng đến cái tên Hà Văn Liêm ở thôn Đồng Cát lại được giới tiểu thương thu mua măng và người dân nhắc đến bởi không chỉ là một trong những hộ sở hữu diện tích tre Bát độ đang trong giai đoạn kinh doanh rộng, sản lượng nhiều mà còn là hộ luôn áp dụng kỹ thuật, tiêu chuẩn thu hoạch nghiêm ngặt nhất.

Cũng xuất thân từ một hộ nghèo như bao hộ khác ở địa phương, để từng bước cải thiện kinh tế gia đình, ông Liêm đã mạnh dạn chuyển đổi hướng phát triển kinh tế gia đình từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung. 

Năm 1990, khi Nhà nước có chính sách giao đất, giao rừng, ông Liêm mạnh dạn nhận hơn 30 ha đất đồi ở cách thôn hơn 3 km để cải tạo, khai hoang phát triển kinh tế đồi rừng và quy hoạch ao nuôi cá. Những năm đầu, ông chủ yếu trồng cây gỗ nguyên liệu như keo, bồ đề, đến năm 2000, khi phong trào trồng quế phát triển mạnh, ông Liêm đã chuyển hơn 8 ha đất sang trồng quế. 

Chưa dừng lại ở đó, năm 2003, khi huyện Trấn Yên triển khai dự án trồng tre măng Bát độ, ông Liêm đã chủ động đi tìm hiểu về loại cây trồng này cũng như đầu ra của sản phẩm. Khi đã nắm chắc thông tin, nhận thấy cây tre Bát độ là loại cây trồng tiềm năng, phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của địa phương nên từ năm 2003 đến 2005, khi người dân vẫn còn do dự thì ông Liêm đã đăng ký đầu tư trồng được hơn 10.000 gốc tre Bát độ với diện tích đạt trên 15 ha. 

Nhờ gắn bó với cây tre Bát độ ngay từ những ngày đầu mà gia đình ông giờ là một trong những hộ ở địa phương đang sở hữu nhiều diện tích tre đang trong giai đoạn kinh doanh. Vài năm trở lại đây, mỗi vụ măng gia đình ông thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng. 

Ông Liêm phấn khởi cho biết: "Tôi bắt đầu trồng măng tre Bát độ từ năm 2003, tính đến nay, gia đình đã trồng được hơn 20 ha, trong đó hơn 15 ha đang trong giai đoạn kinh doanh, diện tích còn lại mới trồng. Niên vụ năm 2021, gia đình thu hoạch được hơn 100 tấn măng, do giá thấp nên chỉ thu về được hơn 400 triệu đồng; năm nay, cũng thu được hơn 100 tấn măng nhưng nhờ được giá mà sau khi trừ chi phí, gia đình thu về trên 500 triệu đồng; ngoài ra còn nguồn thu từ cây quế, keo, bồ đề và chăn nuôi”. 

Theo kinh nghiệm của ông Liêm để chất lượng và sản lượng măng cao, ngoài chăm sóc thì kỹ thuật thu hoạch măng cũng rất quan trọng. Bà con nên giữ lại những cây măng mọc xa gốc tre làm giống, thu hái những cây măng cao vừa đủ cỡ, nếu chặt non quá sẽ làm giảm sản lượng và hại cây, tỷ lệ mọc kém; già quá sẽ giảm chất lượng. 

Được biết, hàng năm cùng với cây tre Bát độ, ông Liêm còn chăm sóc, khai thác tỉa 8 ha quế thu về hơn 100 triệu đồng/năm. Ngoài phát triển kinh tế đồi rừng, gia đình ông Liêm đã tận dụng vùng lòng khe trũng có nguồn nước sạch đắp làm ao nuôi cá với diện tích mặt nước rộng hơn 2 ha vừa để cải thiện trong gia đình vừa bán ra thị trường mang lại nguồn thu trên 60 triệu đồng mỗi năm. 

Làm ăn hiệu quả, có cuộc sống khá giả, ông Liêm còn luôn sẵn lòng giúp đỡ cây, con giống và chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch măng tre Bát độ cho nhiều người dân địa phương để cùng nhau vươn lên thoát nghèo. 

Đồng thời, ông cũng luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động ở địa phương; hàng năm tạo việc làm thời vụ cho 10 - 15 lao động trên địa bàn, góp phần không nhỏ vào mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.

A Mua

Tags Làm giàu tre Bát độ xã Kiên Thành huyện Trấn Yên

Các tin khác
Thương binh Nguyễn Văn Lợi (bên trái) giới thiệu kinh nghiệm chăn nuôi bò 3B với lãnh đạo Hội Cựu chiến binh huyện Trấn Yên.

Tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và mang trong mình thương tật với tỷ lệ 51%, nhưng thương binh Nguyễn Văn Lợi, sinh năm 1965 ở tổ 11, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên vẫn nỗ lực vươn lên trở thành tấm gương phát triển kinh tế tiêu biểu ở địa phương.

Ông Tạ Quang Đoàn (thứ 2 bên phải) cùng Ban Công tác Mặt trận thôn báo cáo lãnh đạo xã Đại Lịch về công tác vệ sinh môi trường tại thôn Khe Đồng.

Làm trưởng thôn trong suốt hơn 20 năm và thực sự là người có nhiều đóng góp trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Đó là ông Tạ Quang Đoàn, 71 tuổi - Trưởng thôn Khe Đồng, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn làm trưởng thôn Khe Đồng.

Hội viên Trần Thị Huân làm giàu từ cây quế.

Thời gian qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã được Hội Nông dân tỉnh Yên Bái triển khai sâu rộng.

GS Nguyễn Đình Đức (bên trái) và PGS Lê Hoàng Sơn.

Nhóm nghiên cứu Metrics của Giáo sư John P.A. Ioannidis thuộc Đại học Stanford (Mỹ) vừa công bố các nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới năm 2022. Một trong 2 nhà khoa học Việt xếp hạng cao trong nhóm 10.000 thế giới là người con của quê hương Yên Bái- Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục