Chuyện làm giàu của ông Giàng A Sáu

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/1/2023 | 7:51:39 AM

YênBái - Theo ông Sáu, nhờ tìm hiểu thêm từ sách, báo; được tập huấn do Hội Nông dân phối hợp tổ chức, ông đã có thêm nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm trồng, chăm sóc, thâm canh quế.

Ông Giàng A Sáu ở thôn Sài Lương 3, xã An Lương, huyện Văn Chấn bên cây quế gần 20 năm tuổi của gia đình.
Ông Giàng A Sáu ở thôn Sài Lương 3, xã An Lương, huyện Văn Chấn bên cây quế gần 20 năm tuổi của gia đình.

Chuyện của tỷ phú họ Giàng

Sau hơn chục ki-lô-mét đường gập ghềnh, chúng tôi đến thôn Sài Lương 3, xã An Lương, huyện Văn Chấn. Ẩn giữa những bạt ngàn xanh của quế, ngôi nhà 2 tầng khang trang, chủ nhà là người đàn ông dáng vẻ khiêm nhường, nhanh nhẹn, vui vẻ mời khách vào nhà với bát nước trà xanh ngát - ông là Giàng A Sáu. 

"Ngôi nhà này mình làm năm 2020, trị giá gần 3 tỷ đồng. Đó là số tiền thu được từ quế năm 2019”. Chuyện nối chuyện trong thân tình, sẻ chia, ông Sáu kể: "Lớn lên trong điều kiện rất thiếu, mình thấu lắm nỗi vất vả của cái nghèo nơi đây. Năm 2004, sau thời gian dài tìm đất trồng lúa, trồng ngô phát triển kinh tế nhưng không thành, mình quyết định quay về bản trồng cây quế”. 


Theo ông Sáu, nhờ tìm hiểu thêm từ sách, báo; được tập huấn do Hội Nông dân phối hợp tổ chức, ông đã có thêm nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm trồng, chăm sóc, thâm canh quế. "Mình mua hạt giống tốt về gieo, ươm tại vườn nhà, vừa đảm bảo cây giống phát triển khỏe, hợp khí hậu, lại bớt đi chi phí vận chuyển, tận dụng được nhân công” - ông Sáu chia sẻ. 

Trong 3 năm đầu tiên, ông thực hiện phương châm "lấy ngắn nuôi dài”: trồng xen canh lúa, ngô, khoai, sắn vào nương quế, vừa để giữ đất màu và đỡ công làm cỏ, vừa có nguồn lương thực để ăn và phục vụ chăn nuôi gà, lợn... Rồi, những diện tích quế theo từng năm tuổi: 3 năm, 5 năm và cả rừng quế lớn gần 20 năm tuổi chúng tôi đã tận mắt nhìn, một ngày không thể đi hết được.

"Tổng diện tích quế 30 ha” - ông Sáu cho biết.  3 tỷ đồng là số tiền ông Sáu đã thu về từ bán quế năm 2019. Năm ngoái, ông thu tiếp 4 tỷ đồng. Ngoài ra, từ cành và lá quế, mỗi năm ông thu về khoảng 600 triệu đồng. 

Gặp nữ tỷ phú "chân đất” 

An Lương - Văn Chấn có ông Giàng A Sáu giỏi giang, khi chúng tôi về xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, được người dân giới thiệu một nữ nông dân -  doanh nhân cũng không hề kém cạnh là chị Trần Thị Huân. 

"Trước đây, vợ chồng tôi rất nghèo, trồng chè nhưng thu nhập không được bao nhiêu. Sẵn chiếc xe đạp cà tàng, tôi rong ruổi khắp thôn, xóm, các huyện trong tỉnh để thu mua quế, tìm hiểu xem họ làm ăn thế nào. Thấy cây quế có giá trị cao lại phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, cùng với việc được tập huấn kỹ thuật thông qua tổ chức Hội Nông dân, năm 1997, vợ chồng tôi quyết định trồng quế thay dần diện tích rừng. Ban đầu, tôi tích cóp được đến đâu là mua cây giống tới đó. Để lấy ngắn nuôi dài, tôi trồng quế xen canh sắn cho đến khi cây quế khép tán” - Chị Huân cho biết. 


Mô hình chế biến quế của chị Trần Thị Huân (bên trái) ở thôn 6, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên. 

Không chỉ thu mua quế, tận dụng tiềm năng sẵn có của địa phương, chị Huân còn mua máy móc để chế biến các sản phẩm từ cây quế. Sau 25 năm, gia đình chị Huân đã có trên 4 ha quế đang cho thu hoạch; xây dựng được 2 xưởng sản xuất, chế biến quế; mua sắm nhiều máy móc và ô tô vận chuyển hàng hóa. 

Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất như: máy băm, đập, thái cành quế... sản phẩm của gia đình chị Huân đạt tiêu chuẩn tiêu thụ trong nước. Bình quân mỗi tháng, gia đình chị sản xuất, chế biến khoảng 100 tấn vỏ, cành quế các loại. Lợi nhuận sau khi trừ chi phí đạt khoảng 1,2 tỷ đồng/năm. 

Cũng từ nguồn thu nhập ấy, gia đình chị Huân xây được ngôi nhà khang trang trị giá trên 1 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, với mức lương từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. 

Vĩ thanh

Với nghị lực quyết tâm, ý chí vươn lên, với sự đồng hành của các cấp Hội Nông dân, ông Giàng A Sáu và chị Trần Thị Huân đã thành công với mô hình khởi nghiệp từ cây quế ngay trên chính mảnh đất quê hương. Họ xứng đáng là 2 trong 63 gương mặt tiêu biểu toàn quốc được vinh danh "Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022”. 

Từ họ, lan tỏa khát vọng, quyết tâm vươn lên, vượt qua nghèo khó, quyết chí làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.

Minh Huyền

Tags Yên Bái hộ nghèo dân tộc thiểu số sản xuất kinh doanh trang trại

Các tin khác
Bà Lê Thị Goòng giới thiệu về các đạo sắc phong.

Tình cờ nhờ cơ duyên, một gia đình đang lưu giữ được 11 đạo sắc phong cổ, có niên hiệu của 4 triều đại vua thời Nguyễn là Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định từ năm 1848 - 1925. Đó là gia đình bà Lê Thị Goòng ở tổ 3, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Anh Nguyễn Tiến Dũng (bên phải) trong vườn chanh tứ quý của gia đình.

Những năm qua, phong trào xây dựng gương người tốt việc tốt (NTVT), điển hình tiên tiến của xã Việt Cường, huyện Trấn Yên đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những yếu tố quan trọng, có tác dụng nêu gương, khơi dậy tinh thần thi đua sôi nổi, rộng khắp. Qua phong trào, đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực. Anh Nguyễn Tiến Dũng ở thôn 3B là một trong những điển hình tiêu biểu ấy.

Giám đốc Đại học Thái Nguyên Hoàng Văn Hùng cùng các thế hệ học sinh cũ của Trường THPT Cảm Nhân.

Bên thềm xuân mới, phóng viên Báo Yên Bái đã có cuộc trò chuyện với Phó giáo sư, tiến sỹ (PGS.TS) Hoàng Văn Hùng - Giám đốc Đại học Thái Nguyên để được chia sẻ tình cảm và những câu chuyện của một người con quê hương Yên Bái.

Chị Nguyễn Lệ Thùy cùng các em nhỏ chăm sóc tuyến đường hoa.

Những người phụ nữ, theo những cách riêng, bằng sự nỗ lực riêng, đã khắc họa thêm rõ nét những chuẩn mực của phụ nữ Yên Bái: "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” góp phần "Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục