Cô giáo của những sáng kiến vì trẻ vùng cao Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/2/2023 | 7:48:09 AM

YênBái - Hơn 15 năm công tác tại Mù Cang Chải, cô giáo Đỗ Thị Loan - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải không đếm hết được những sáng kiến đổi mới giáo dục trong quá trình giảng dạy cũng như khi cô đã làm công tác quản lý. Những sáng kiến của cô đã được áp dụng tại nhiều trường ở nhiều địa phương chứ không riêng gì huyện Mù Cang Chải.

Cô giáo Đỗ Thị Loan trong một giờ dạy tại Trường Mầm non Bông Sen, huyện Mù Cang Chải.
Cô giáo Đỗ Thị Loan trong một giờ dạy tại Trường Mầm non Bông Sen, huyện Mù Cang Chải.

Trong đó phải kể đến các sáng kiến: "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng cao”, "Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người địa phương” và "Áp dụng giáo dục STEM vào giảng dạy”. Tại mỗi thời điểm, những sáng kiến của cô Loan đã mang lại hiệu quả giáo dục cao. 

Năm học này, cô Loan tiếp tục mở rộng sáng kiến "Áp dụng STEM vào giảng dạy” - sáng kiến đã được công nhận cấp huyện năm học 2021 - 2022, được cô triển khai ở Trường Mầm non Kim Nọi và một số trường trên địa bàn Mù Cang Chải từ năm học 2021 - 2022. 

Cô Loan chia sẻ: "Sau khi tập huấn đưa vào áp dụng tại đơn vị, tôi đã chủ động phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện triển khai tại Trường Mầm non Bông Sen và Hoa Lan. Khi mới tiếp cận, tôi đã từng nghĩ để trẻ tự lên ý tưởng và tạo ra sản phẩm từ những vật liệu trẻ chọn thì khó nhưng khi đưa vào triển khai trẻ đã có rất nhiều ý tưởng sáng tạo hay và hiệu quả tốt. Minh chứng là rất nhiều sản phẩm do trẻ sáng tạo nên từ các vật liệu như giấy báo, lá cây, trẻ tự vẽ, thuyết trình, giáo viên góp ý. Nhiều khi các con không nói được hết những ý tưởng nhưng đã vẽ được và làm được ra sản phẩm”. 

Năm học này, cô Loan chỉ đạo triển khai bài bản hơn ở tất cả các lớp học từ bậc nhà trẻ. Mỗi lớp học có chủ điểm khác nhau. Ngay từ đầu năm, Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên lên dự kiến chọn những dự án phù hợp với từng chủ điểm. Sau khi được duyệt, theo từng chủ điểm các cô giáo đưa các dự án vào thực hiện, trong quá trình thực hiện cùng trao đổi, rút kinh nghiệm. 

Có những lớp mẫu giáo lớn thực hiện 3 dự án. Khi bắt tay thực hiện, xác định là khó khăn bởi 100% học sinh người dân tộc Mông, khả năng thuyết trình chưa tốt nhưng trong quá trình thực hiện nhóm và sáng tạo sản phẩm các con đã có sự thể hiện bất ngờ và thành công ngoài mong đợi. Đó là những món quà tặng mẹ nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, là sản phẩm tặng cô nhân ngày 20/11... đều đảm bảo so với tiêu chí dự án. 

Sáng kiến "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng cao” được cô Loan triển khai áp dụng từ năm học 2019 - 2020 tại Trường Mầm non Trạm Tấu, xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu; Trường Mầm non Bình Minh, xã Động Quan, huyện Lục Yên và Trường Mầm non Bông Sen (xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải) - nơi cô giảng dạy tại thời điểm đó. Cả 3 đơn vị trường đều 100% trẻ là người dân tộc thiểu số. 

"Thời điểm đó, các kế hoạch triển khai tăng cường tiếng Việt cho trẻ theo năm học và theo giai đoạn được triển khai đại trà. Để đạt được hiệu quả, với thâm niên 15 năm công tác tại vùng cao, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp mới như: tạo môi trường tăng cường tiếng Việt mọi lúc mọi nơi; thay đổi hình thức dạy học để trẻ chăm chỉ nói tiếng Việt; phối hợp với phụ huynh không chỉ nói tiếng Việt ở trường mà còn ở nhà thông qua các cuộc họp thôn bản, họp phụ huynh, đón trả trẻ... Sau dự án, các địa phương đã triển khai rộng rãi và nối tiếp các năm học sau” - cô Loan chia sẻ. 

Còn với sáng kiến "Giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương”, năm học 2020 - 2021 được áp dụng tại các huyện: Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu, Lục Yên, cô Loan đã lựa chọn yếu tố đa sắc tộc để những giải pháp được triển khai rộng khắp.

Giải pháp mới lúc đó ngoài việc giảng dạy là trang trí lớp học để trẻ đến lớp nhận diện được trang phục dân tộc; góc giáo dục kỹ năng sống làm nhiều đồ dùng như: may quần áo dân tộc thiểu số cho búp bê, để trẻ mặc trang phục cho búp bê; tổ chức cho trẻ múa dân vũ dân tộc; thành lập CLB dân vũ trong nhà trường (CLB khèn, CLB xòe, CLB sinh tiền...) giúp trẻ thêm những hiểu biết và yêu quý, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc...

Ngoài 13 sáng kiến được công nhận các cấp, cô Loan còn rất nhiều những sáng tạo dù không được viết thành sáng kiến bởi trong quá trình giảng dạy hay làm công tác quản lý cô luôn tích cực đổi mới. Cô chia sẻ rằng, sẽ không dừng viết sáng kiến bởi rất muốn những ý tưởng của mình có tác động thay đổi tích cực với học trò vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thanh Ba

Tags Mù Cang Chải cô giáo sáng kiến trẻ vùng cao Trường Mầm non Kim Nọi

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục