Đôi tay làm lại cuộc đời

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo con đường mòn, cây cối um tùm, chúng tôi tìm đến nhà anh Hoàng Văn Vân ở thôn 1 xã Hợp Minh (Trấn Yên), một tấm gương hoàn lương hướng thiện.

Sau 13 năm đi cải tạo năm 2001, anh trở về địa phương và được sự động viên của gia đình, thôn xóm, chính quyền địa phương tạo điều kiện, anh quyết tâm bắt tay làm lại cuộc đời. Những công việc ban đầu của anh là đánh cá, đi làm thuê nhưng cũng đã tạo ra cho anh niềm tin, xoá bỏ mọi mặc cảm quá khứ. Năm 2002 anh Vân xây dựng gia đình và được bố mẹ cho 7 ha đất đồi rừng. Nhưng không có vốn chỉ trông vào 10 sào ruộng khai hoang cấy 1 vụ mà cũng chẳng đủ ăn, vợ chồng anh vẫn phải đi làm thuê đủ các nghề để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của mình, anh Vân vẫn nuôi quyết tâm không khuất phục trước khó khăn. Anh chị đã cố gắng tích góp tiền làm thuê được 5 triệu đồng, đầu tư vào trồng rừng. Giờ đây anh đã có 4 ha keo, bạch đàn và dự kiến 4 năm nữa thu hoạch. Ngoài trồng rừng, anh còn kết hợp chăn nuôi lợn, gà mỗi năm cũng bán ra thị trường gần 2 tạ gà thu về 6 triệu đồng. Nhận thấy diện tích đồi trồng rừng nhiều, có sẵn nguồn cỏ, có thể chăn nuôi đại gia súc, anh quyết định chuyển sang nuôi trâu, bò. Anh chị đã đầu tư 11 triệu đồng mua 1 con trâu, 2 con bò nái sinh sản. Hiện giờ đàn bò đã tăng lên 4 con và dự kiến đầu năm 2007 sẽ có tổng đàn gấp đôi số trâu bò hiện có. Từ các nguồn thu của gia đình, anh chị đã  tiếp tục đầu tư đào ao, theo phương châm có tiền đến đâu làm đến đấy và sau 3 năm gia đình đã đào được 15 sào ao. Năm 2005, anh bắt đầu nuôi cá, chủ yếu là cá trắm, chép cuối năm thu hoạch bán được 12 triệu đồng và năm 2006 thu về 12 triệu đồng. Bằng sự nỗ lực của bản thân, ý chí, nghị lực anh đã vượt qua khó khăn, thử thách, vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Giờ đây trừ mọi chi phí anh đã có nguồn thu ổn định trong năm trên dưới 20 triệu đồng. Anh tâm sự: "Có được kết quả như ngày hôm nay là do sự động viên của mọi người và chính quyền địa phương nên tôi rất phấn khởi, hăng hái lao động sản xuất hơn. Trong thời gian tới tôi tiếp tục mở rộng diện tích ao và phát triển đàn bò".

Trở về với cuộc sống đời thường, bằng ý chí, nghị lực, quyết tâm hướng thiện, cùng với quá trình lao động cần cù, anh Hoàng Văn Vân đã vươn lên thoát khỏi đói nghèo, làm giàu và trở thành hộ gia đình phát triển kinh tế theo mô hình trang trại.

Đỗ Triệu Nghĩa
(Trạm Khuyến nông Trấn Yên)

Các tin khác
Chị Tâm (người ngoài cùng bên phải) vừa là

“Phải làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội của nhân dân, không để nơi nào thiếu đời sống văn hóa”, người cán bộ văn hóa cơ sở phải biết khơi dậy niềm đam mê từ mỗi hạt nhân từ cơ sở, thắp lên tinh thần đoàn kết cộng đồng, góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hóa gắn với thực tế cuộc sống. Những người làm công tác văn hóa ở cơ sở như Đỗ Toàn Tâm -cán bộ Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Yên Bái chính là nhân tố đóng vai trò “đạo diễn” để tạo nên mối liên kết đặc biệt ấy.

Cô giáo Phạm Thị Hồng luôn quan tâm, chỉ dạy và tiếp thêm tình yêu với môn học Lịch sử cho các thế hệ học sinh của Trường THPT Chu Văn An.

Cô giáo trực tiếp dạy môn Sử của hai nữ sinh xuất sắc giành giải Nhì và giải Ba môn Lịch sử trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023 để ghi dấu thành tích cho ngôi trường ngoài chuyên duy nhất có giải trong số 33 giải học sinh giỏi quốc gia THPT năm nay của tỉnh Yên Bái. Đó chính là cô giáo Phạm Thị Hồng - giáo viên Trường PTTH Chu Văn An, huyện Văn Yên- người "truyền lửa" cho bao thế hệ học trò say mê và gặt hái "trái ngọt" từ môn Sử trong những năm qua.

Cựu chiến binh Nguyễn Công Luân (thứ hai, bên trái) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Lục Yên và thị trấn Yên Thế về việc hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để làm đường.

“Tấc đất tấc vàng”, con đường Hoàng Văn Thụ đấu nối đường Phạm Văn Đồng kéo dài qua tổ 12, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên sẽ vẫn mãi nhỏ hẹp nếu không có sự đồng thuận hiến đất của người dân. Trong đó, có vai trò quan trọng của các cựu chiến binh (CCB) hiến kế, hiến công, hiến của, hiến đất. Đặc biệt, trong số đó có CCB Nguyễn Công Luân, hội viên Chi hội CCB tổ 12, thị trấn Yên Thế, năm nay đã 93 tuổi.

Mô hình sản xuất chè theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP của ông Phạm Đức Hồng, thôn Phúc Hòa.

Cách đây hơn chục năm, do quy trình canh tác không bảo đảm an toàn, nên sản phẩm chè tươi, khô của người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình tiêu thụ chậm, giá thấp, nhiều hộ chặt bỏ chè trồng các loại cây ăn quả có múi, khiến diện tích chè sụt giảm nghiêm trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục