Nghị lực của một người thầy

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - YBĐT -Không may mắn như bao chúng bạn cùng trang lứa, ngay khi mới 14 tháng tuổi, một trận sốt vi-rút nhiều ngày đã làm cho đôi chân của Nguyễn Hải Vân bị bại liệt. Cha mẹ đã dồn hết sức lực đưa Vân đi hết các bệnh viện để chạy chữa bằng mọi giá nhưng cuối cùng cũng không cứu được… Tuy nhiên, bố mẹ vẫn quyết định cho con gái đi học bằng được cho dù cuộc sống có khó khăn đến nhường nào. Vậy là cô bé Nguyễn Hải Vân bắt đầu đi học lớp 1 ở ngôi trường gần nhà với sự trợ giúp của bố mẹ và những bạn bè cùng lớp.

Hạnh phúc của cô là niềm vui đôi mắt trẻ.
Hạnh phúc của cô là niềm vui đôi mắt trẻ.

Dường như trong hoàn cảnh ấy, suy nghĩ của Hải Vân có phần chín chắn hơn tuổi. Vân đã hàng ngàn lần ước ao mình có đôi chân giống như các bạn để được đùa vui, chạy nhảy cho dù biết rằng, điều ước ấy không bao giờ thành hiện thực. Những năm học cấp 1, Hải Vân được bố mẹ đưa đến trường và bắt đầu tập đi bằng nạng. Dáng người bé nhỏ, xiêu vẹo của Vân trên đôi nạng gỗ đã để lại ấn tượng sâu sắc cho các bạn học sinh trong trường, trong lớp. Bạn bè ngày càng yêu mến Hải Vân bởi Vân luôn sống chan hòa và những thành tích học tập của Vân làm nhiều người phải nể phục.

 

Tâm sự với tôi, Hải Vân nói rằng: Chính bố mẹ là động lực thôi thúc Vân vượt qua mọi khó khăn để vươn lên. Nhiều đêm không ngủ, nước mắt ướt đầm nhưng Vân không dám để bố mẹ nhìn thấy, vì như thế càng làm cho bố mẹ buồn hơn. Vân tự nhủ phải cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng mong mỏi và công ơn của bố mẹ. Những câu chuyện về tấm gương giàu nghị lực mà bố mẹ thường hay kể càng giúp Vân vững niềm tin. Vậy là không phụ lòng bố mẹ, Hải Vân suốt 9 năm học đều đạt học sinh giỏi, ba năm cấp 3 là học sinh tiên tiến. Năm 1996, Vân thi đỗ vào Viện Đại học mở Hà Nội với chuyên ngành tiếng Anh. Bốn năm đại học với bao khó khăn chồng chất nhưng mỗi khi nghĩ đến bố mẹ, Vân tự nhủ phải cố gắng vượt qua để học thành người. Năm 2000, Vân tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại khá. Sau đó 1 năm, Vân được nhận làm giáo viên tiếng Anh của Trường Tiểu học số 3 Yên Bình (Yên Bình), nay là Trường Tiểu học Kim Đồng.

 

Khi mới về công tác, Vân gặp không ít khó khăn bởi chính khi đi làm, Vân mới cảm thấy mặc cảm và tự ti hơn thời còn đi học. Nhiều lúc Vân tự hỏi: Liệu rằng học sinh, đồng nghiệp và cả phụ huynh có chấp nhận một người như mình? Lúc đầu, nhiều phụ huynh chưa hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của Vân nên cũng có ý kiến này khác. Để xóa dần những thành kiến đó, Vân thấy không có cách nào khác là phải chứng tỏ cho mọi người biết mình cũng có thể làm việc tốt như những người bình thường khác. Thế là Vân không ngừng trau dồi, học hỏi, tích lũy kiến thức; nghiên cứu bài giảng, soạn giáo án một cách kỹ càng trước khi lên lớp. Không những vậy, trong các giờ học, cô giáo Vân luôn tận tình chỉ bảo cho học sinh cách đọc, cách phát âm chuẩn và nắm vững ngữ pháp tiếng Anh. Có lẽ vì thế mà tiếng Anh dẫu không phải là môn chính nhưng những giờ dạy của cô giáo Vân đã thực sự cuốn hút các em. Cô giáo Nguyễn Hải Vân đã để lại nhiều ấn tượng đẹp cho các em học sinh và cả các đồng nghiệp. Dần dần, cô cũng có được cảm tình của các phụ huynh học sinh.

 

Sau một ngày bận rộn với công việc, cô Vân trở về với mái ấm gia đình trong vai trò một người vợ, một người mẹ. Hạnh phúc lớn nhất của chị là mỗi buổi tối được sum họp gia đình với cậu con trai kháu khỉnh và giúp chồng làm đồng phục học sinh. Chính người bạn đời cùng cảnh ngộ mà chị gặp khi đi phẫu thuật tại Bệnh viện Tình thương Nam Định đã giúp chị có thêm niềm tin và nghị lực. Anh luôn an ủi, động viên và chia sẻ những buồn vui cùng chị. Đó chính là động lực thôi thúc chị không ngừng học hỏi để dạy tốt.

 

Chia tay cô giáo Nguyễn Hải Vân, tôi thầm cảm phục nghị lực lớn lao của chị. Tấm gương vượt khó và nghị lực phi thường của cô giáo Nguyễn Hải Vân thật đáng để nhiều người suy nghĩ và học tập.

 

Giang - Hiền

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục