Người có 100 đàn ong

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đó là bác Trịnh Minh Tự - phường Yên Thịnh - thành phố Yên Bái. Sinh ra ở Phố Hiến (Hưng Yên), năm 1963 tốt nghiệp trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Trung ương (nay là Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội), bác Tự được điều về Công ty ong Trung ương. Đến năm 1969 được lãnh đạo tăng cường lên xây dựng Trại ong Lào Cai, năm 1979 bác cùng cơ quan chuyển về Yên Bái.

Năm 1990, bác nghỉ hưu tại Công ty Ong Hoàng Liên Sơn. Lúc bấy giờ gia đình bác cũng như bao gia đình khác, cuộc sống hàng ngày rất khó khăn bởi cha mẹ già, con nhỏ lại hay đau yếu luôn nên mặc dù đã xoay đủ nghề để kiếm sống nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Nghĩ đến cuộc đời mình đã 3 cùng với con ong nên bác đã lặn lội đến vùng hồ Thác Bà để mua 2 đàn ong về nuôi.

Với kinh nghiệm và kiến thức sẵn có, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và chăm sóc như: cho ăn đường để giữ đàn khi hết hoa, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đặt đõ ong đàn ong sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều; đến nay gia đình bác đã có 100 đàn ong. Hàng năm cứ đến mùa hoa vải, hoa nhãn bác lại vận chuyển về xã Sơn Thịnh (Văn Chấn) để lấy mật. Năm qua sản lượng mật thu được là 800 lít với trung bình là 60.000 đồng/lít bác đã thu gần 50 triệu đồng; trừ các khoản chi phí còn lãi trên 40 triệu đồng. Sản phẩm mật ong của bác bán ra được thị trường ưa chuộng bởi chất lượng mật cao và hợp vệ sinh. Ngoài ra, mỗi năm bác còn bán được 50 đàn ong giống với giá 300.000 đồng/đàn thu nhập gần 15 triệu đồng. Bác cho biết: Nuôi ong đem lại hiệu quả kinh tế cao mà nguồn vốn bỏ ra lại ít. Đặc biệt, nó là nguồn vui và rất hợp với sức lực lúc tuổi già.

Không chỉ biết làm giàu cho riêng mình, bác còn tận tình giúp đỡ về giống ong và phổ biến kinh nghiệm nuôi ong cho bà con, được mọi người quý mến tin yêu. Bác Tự quả là tấm gương sáng cho mọi người học tập và noi theo.

  Phạm Thị Thủy

Các tin khác
Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục