Nữ trưởng thôn “giữ lửa” văn hóa Tày

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/8/2023 | 2:05:58 PM

YênBái - Gần 10 năm làm Trưởng thôn Đại Thắng, xã Đại Phác (Văn Yên), chị Hoàng Thị Kim Vượng luôn nhiệt tình, tâm huyết trong công việc, được cấp ủy, chính quyền địa phương tin trưởng, nhân dân yêu mến. Hơn thế, là người con dân tộc Tày, chị Vượng còn luôn tích cực gìn giữ, trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình nhiều năm qua.

Tiết mục “Vui ngày hội xuân” do chị Hoàng Thị Kim Vượng dàn dựng, biểu diễn trong Ngày hội Văn hóa dân tộc Tày lần đầu tiên tổ chức tại xã Đại Phác, tháng 6/2023.
Tiết mục “Vui ngày hội xuân” do chị Hoàng Thị Kim Vượng dàn dựng, biểu diễn trong Ngày hội Văn hóa dân tộc Tày lần đầu tiên tổ chức tại xã Đại Phác, tháng 6/2023.

Cũng như bao người phụ nữ Tày ở thôn Đại Thắng, chị Vượng lớn lên trong nguồn nuôi dưỡng ngọt ngào của những điệu hát Then, hát Coọi, những phong tục, tập quán, văn hóa đặc trưng trong các lễ hội người Tày và những món ăn đậm đà dư vị quê hương. 

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chị Vượng luôn hăng hái tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ của lớp và là thành viên tích cực trong "Đội Sơn Ca” của trường. Vốn văn hóa truyền thống của người Tày luôn hội tụ và được chị bồi đắp, tích luỹ, sáng tạo theo năm tháng. 

Chị tự nhủ, sẽ luôn cố gắng, góp sức nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá dân tộc Tày ở địa phương. 

Vì thế, ngoài việc tham gia công tác Trưởng thôn, công việc đồng áng, chị còn dành thời gian để sưu tầm, ghi chép lại những bài hát Then, hát Coọi cổ của dân tộc Tày hay những cuốn sách cũ, các phong tục, nghi lễ (lễ hội Lồng tồng, Thanh minh, Tranh đầu pháo hay các ngày lễ tết Đắp nọi, Đoan ngọ, Rằm tháng 7…) đều được chị ghi chép lại, giữ gìn cẩn thận, xem như vật gia truyền. 

Hơn thế, chị Vượng còn nhiệt tình tham gia các hội diễn, hội thi của xã, của huyện; tích cực sáng tạo, phục dựng các điệu múa, hát, các trích đoạn nghi lễ, tín ngưỡng truyền thống văn hóa người Tày, truyền dạy cho các thành viên đội văn nghệ của thôn và của xã. 

Chị Vượng chia sẻ: "Tôi luôn hướng đến giới trẻ, mong giúp các em, các cháu hiểu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc mình, hy vọng lớp trẻ sẽ tiếp nối công việc mà mình đang làm để giữ gìn văn hóa của cha ông”. 

Phó Chủ tịch UBND xã Đại Phác - Hoàng Văn Hải cho biết: "Thôn Đại Thắng có 174 hộ, chủ yếu là người dân tộc Tày. Chị Hoàng Thị Kim Vượng là một đảng viên, một trưởng thôn luôn tận tâm, trách nhiệm trong công việc, vì lợi ích chung và luôn hoàn thành tốt mọi trọng trách được giao. Với sự am hiểu sâu sắc văn hóa, tín ngưỡng của người Tày, chị Vượng không chỉ tích cực sưu tầm, gìn giữ nghệ thuật múa, hát Then, phục dựng các trích đoạn nghi lễ, tín ngưỡng truyền thống, truyền dạy cho thế hệ trẻ, mà còn tích cực tham gia và đạt nhiều giải cao tại liên hoan, hội diễn nghệ thuật quần chúng của huyện, xã tổ chức…”.

Với đam mê, nhiệt huyết và những nỗ lực, chị đã được tặng rất nhiều giấy khen trong phong trào văn hóa, văn nghệ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày; trong phong trào thi đua yêu nước "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. 

Mới đây, tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng và Trình diễn trang phục các dân tộc huyện Văn Yên lần thứ XV năm 2023, trích đoạn Lễ hội hầu điện "Thầy Then rằm tháng Giêng” do chị Vượng phục dựng, biên đạo đã đạt giải A, qua đó đưa đội thi của xã Đại Phác đoạt giải Nhì toàn đoàn tại Hội diễn. 

Ngay sau Hội diễn, huyện Văn Yên đã quyết định lấy tiết mục đó để dàn dựng, nâng cao chất lượng nghệ thuật, đưa đi tham gia các kỳ hội thi, hội diễn của tỉnh. Đây là niềm động viên to lớn với nữ trưởng thôn, người luôn cháy bỏng niềm đam mê giữ lửa văn hóa Tày trên quê hương Đại Phác.

Vũ Đồng

Tags Nữ trưởng thôn giữ lửa văn hóa Tày

Các tin khác

Là người con dân tộc Dao ở xã khác nhưng Đặng Văn Chính vẫn quyết tâm vượt qua nhiều rào cản, một mình tới khởi nghiệp, bước đầu đã thuyết phục được hơn chục hộ người dân tộc Mông ở Bản Tát, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, cùng với một số hộ người dân tộc Tày, Giáy... trên địa bàn tỉnh Yên Bái thay đổi tư duy, cùng anh liên kết thành lập hợp tác xã nông nghiệp và du lịch, mở ra hướng sinh kế mới đầy triển vọng cho đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trong vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.

Giảng viên Hoàng Ái Công (người thứ nhất từ trái sang) - Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái tại Lễ tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và trao giải “Cánh cung đỏ” năm 2023.

Liên tiếp nhiều năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở; trực tiếp tham gia giảng dạy, thiết kế mô hình thiết bị đào tạo, đặc biệt là luôn nỗ lực, sáng tạo, tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, Phó Bí thư Đoàn Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái Hoàng Ái Công xứng đáng là tấm gương thanh niên tiêu biểu học và làm theo lời Bác.

Vi Văn Tú bên “Cầu huyền thoại Chống Chơ” đã chấm dứt sự cô lập của một bộ phận người dân thôn Háng Đay, thôn Chống Tàu với bên ngoài trong mùa mưa lũ.

Hơn chục tỷ đồng Vi Văn Tú, dân tộc Tày, sinh năm 1989 ở xã Xuân Lai, huyện Yên Bình thông qua kênh Youtube “Gái bản” và “Tiếng gọi vùng cao” huy động được trong 4 năm qua từ bà con trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài để xây nên những cây cầu, con đường bê tông ở vùng cao, làm nhà, chữa bệnh, tạo sinh kế cho nhiều người có hoàn cảnh éo le. Đó là những kết quả, việc làm hết sức trân quý, đầy tính nhân văn được xây nên bằng “tình dân tộc - nghĩa đồng bào”.

Bác sĩ Lê Thị Hạnh khám chữa bệnh cho người dân.

Qua hơn 20 năm công tác, bác sĩ Lê Thị Hạnh - Trung tâm Y tế huyện Lục Yên đã không ngừng phấn đấu, rèn luyện nâng cao nghiệp vụ y đức, tận tâm với công việc, luôn được bệnh nhân tin yêu, đồng nghiệp quý mến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục