Ông Trần Quyết Tiến - người cao tuổi làm kinh tế giỏi

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/9/2023 | 7:19:25 AM

YênBái - Đã sang tuổi 73 nhưng ông Trần Quyết Tiến ở thôn Yên Thịnh, xã Yên Thành, (Trấn Yên) vẫn làm chủ mô hình kinh tế mỗi năm thu nhập trên 300 triệu đồng, được huyện tặng giấy khen gương người cao tuổi tiêu biểu làm kinh tế giỏi.

Ông Trần Quyết Tiến (bên trái) nhận giấy khen của UBND huyện Trấn Yên tại Hội nghị biểu dương người cao tuổi tiêu biểu làm kinh tế giỏi giai đoạn 2018 - 2023.
Ông Trần Quyết Tiến (bên trái) nhận giấy khen của UBND huyện Trấn Yên tại Hội nghị biểu dương người cao tuổi tiêu biểu làm kinh tế giỏi giai đoạn 2018 - 2023.


Từ mô hình kinh tế tổng hợp kết hợp kinh doanh, mỗi năm gia đình ông có nguồn thu nhập đạt trên 300 triệu đồng. Mới đây, tại Hội nghị biểu dương Người cao tuổi (NCT) tiêu biểu làm kinh tế giỏi giai đoạn 2018 - 2023, ông Tiến vinh dự là một trong số 13 hội viên NCT tiêu biểu trong toàn huyện được UBND huyện Trấn Yên tặng giấy khen. 

Bắt tay vào làm kinh tế, ông đã gặp không ít khó khăn nhưng với kinh nghiệm từ những năm làm hợp tác xã trải qua thời kỳ bao cấp và đổi mới, cộng với ý chí quyết tâm thoát nghèo, ông Tiến đã biến vùng đồi trên 5 ha thành mô hình kinh tế trang trại trồng trọt, chăn nuôi, đạt hiệu quả cao. 

Tự hào nói về mô hình kinh tế của gia đình, ông Trần Quyết Tiến chia sẻ: "Trước đây, cuộc sống nhiều khó khăn, tôi luôn động viên vợ con tích cực lao động sản xuất từ trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng cây ăn quả, trồng rau tạo nguồn thực phẩm sạch phục vụ sinh hoạt. Những năm gần đây, gia đình mở thêm cửa hàng tạp hóa chuyên cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và vật liệu xây dựng cho người dân trong thôn, xã. Từ năm 2018 đến nay, sau khi trừ các khoản chi phí, thu nhập của gia đình hàng năm đạt trên 300 triệu đồng…”. 

Hiện tại, từ 2 ha quế, 3 ha tre măng Bát độ, hàng năm gia đình ông Tiến tỉa cây, cành, lá quế và thu hoạch măng tre Bát độ mang về nguồn thu đạt trên 100 triệu đồng. Tận dụng diện tích đất vườn, ông Tiến đầu tư xây dựng khu chăn nuôi tập trung với 1.000 con gà, 100 con lợn thịt và 10 con lợn nái nuôi giữ giống, tạo nguồn thực phẩm sạch cung cấp ra thị trường, nguồn thu từ chăn nuôi đạt 100 triệu đồng/năm. Năng động trước nhu cầu thị trường, ông Tiến bàn bạc cùng vợ con tiếp tục đầu tư mở thêm cửa hàng tạp hóa, chuyên cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình dân sinh và cung cấp một số mặt hàng lương thực, thực phẩm tiêu dùng hàng ngày cho người dân địa phương. 

Với mô hình phát triển kinh tế tổng hợp, gia đình ông Tiến đã tạo công ăn việc làm theo thời vụ cho 5 lao động địa phương và có thu nhập từ 4,5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, ông Tiến thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm trong lao động sản xuất với bà con tại địa phương.

Ông Mai Công Trình - Chủ tịch Hội Nông dân xã Kiên Thành cho biết: "Với tinh thần dám nghĩ dám làm, năng động, chịu khó, ông Tiến đã xây dựng thành công mô hình kinh tế tổng hợp chăn nuôi, trồng trọt kết hợp kinh doanh phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Tiến còn tích cực giúp đỡ nhiều hộ nghèo trong thôn cùng phát triển kinh tế như cho vay vốn không tính lãi, hỗ trợ cây trồng, giống vật nuôi cũng như hướng dẫn kỹ thuật, cách thức làm ăn…”. 

Bên cạnh đó, ông Tiến cũng luôn nhiệt tình, tích cực ủng hộ thôn, xã xây dựng cơ sở hạ tầng như làm đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa thôn, sân chơi thể thao, đường điện thắp sáng đường quê...; tuyên truyền, vận động hội viên NCT trong Hội thi đua thực hiện Phong trào "Tuổi cao gương sáng”, "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”... 


Vũ Đồng

Tags Trấn Yên vùng dâu người cao tuổi kinh tế trang trại tuổi cao gương sáng

Các tin khác
Thôn An Sơn ngày nay trù phú nhờ làm nông nghiệp.

Hôm nay, trên mảnh đất nhiều đổi thay trù phú và ấm no này, mọi người dân An Sơn đều cảm nhận, đây chính là một vùng quê lúa Thái Bình chân chất và những người con của quê lúa đã trót nặng lòng với mảnh đất Mường Lò. Từ những cụ già thế hệ thứ nhất đến các thế hệ thứ 2, thứ 3 của người Thái Bình năm xưa đã và đang góp phần xây dựng và phát triển mảnh đất Mường Lò ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Cô giáo Bạch Thị Thương Huyền nhận Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh

Không chỉ năng nổ, nhiệt huyết trong hoạt động công đoàn, cô giáo Bạch Thị Thương Huyền - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Trường Mầm non xã Đại Đồng, huyện Yên Bình còn là một giáo viên luôn hết lòng vì học sinh.

Anh Nguyễn Văn Tưởng - Trưởng thôn An Sơn với ước mơ xây dựng An Sơn thành quê hương Thái Bình thứ 2 ở Mường Lò.

Năm 1965, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng đi xây dựng vùng kinh tế mới, 30 hộ dân từ vùng quê Hưng Hà, Thái Bình lên cánh đồng Mường Lò khai hoang, lập nghiệp. Thôn An Sơn, xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ được thành lập như hình ảnh một quê hương Thái Bình “5 tấn” thu nhỏ và cũng là một mong ước “An Sơn” an cư xây dựng một cuộc sống mới đủ đầy trên mảnh đất vùng núi Tây Bắc. Gần 60 năm qua, những người con Thái Bình đã và đang đưa thôn An Sơn xây dựng lên một “cánh đồng lúa lớn” tạo ra một vùng nông thôn trù phú ở Nghĩa Lộ - Mường Lò.

Chị Tâm (người ngoài cùng bên phải) vừa là

“Phải làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội của nhân dân, không để nơi nào thiếu đời sống văn hóa”, người cán bộ văn hóa cơ sở phải biết khơi dậy niềm đam mê từ mỗi hạt nhân từ cơ sở, thắp lên tinh thần đoàn kết cộng đồng, góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hóa gắn với thực tế cuộc sống. Những người làm công tác văn hóa ở cơ sở như Đỗ Toàn Tâm -cán bộ Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Yên Bái chính là nhân tố đóng vai trò “đạo diễn” để tạo nên mối liên kết đặc biệt ấy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục