Những “cây đại thụ” của bản làng Văn Chấn

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/10/2023 | 7:47:42 AM

YênBái - Đó là cụm từ được các cấp chính quyền, đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Văn Chấn trân trọng khi nói về những già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng.

Ông Sùng A Của - người uy tín ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn cùng lãnh đạo xã trao đổi, nắm bắt tình hình tại địa phương.
Ông Sùng A Của - người uy tín ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn cùng lãnh đạo xã trao đổi, nắm bắt tình hình tại địa phương.


Là người có uy tín trong cộng đồng, được cấp sắc 12 đèn, ông Lý Tiến Phúc, dân tọc Dao ở xã Suối Quyền luôn gương mẫu đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gần dân, sát dân, kịp thời lắng nghe, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của đồng bào. 

Ông Phúc tâm sự: "Bản thân tôi vừa là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã, vừa là người có uy tín nên tôi thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa cộng đồng dân cư với cấp uỷ, chính quyền, giữ gìn đại đoàn kết dân tộc. Khi trong thôn xảy ra bất cứ vấn đề gì thì mình phải có mặt đầu tiên, tuyên truyền, vận động khéo léo để thuyết phục họ tuân theo chủ trương chung. Một khi làm tốt điều này thì việc khó mấy cũng sẽ thành công”. 

Trong 2 năm 2021 - 2022, ông Phúc đã vận động nhân dân tích cực hiến đất, đóng góp tiền và ngày công để làm 11,8 km đường giao thông nông thôn với giá trị quy đổi 2,4 tỷ đồng; vận động nhân dân tăng gia sản xuất, mỗi vụ gieo cấy 70 ha lúa nước, năng suất bình quân đạt 50 tạ/ha; thu hoạch chè Shan tuyết đạt 7,5 tạ/ha; trồng mới 100 ha rừng trở lên mỗi năm. 

Tương tự, ông Giàng A Phử ở xã An Lương vẫn luôn là tấm gương sáng để bà con học và làm theo. Hơn 30 năm qua, ông Phử đã gây dựng thành công cả một rừng quế bạt ngàn, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. Có điều kiện kinh tế, ông còn giúp vốn, cây, con giống cho các hộ dân trong thôn vươn lên thoát nghèo. 

Học và làm theo ông, nhiều hộ dân trong thôn đã trồng quế, phát triển các mô hình chăn nuôi. Nhiều hộ đã có điều kiện làm nhà mới, mua sắm tiện nghi gia đình, phương tiện sản xuất như máy tuốt lúa, máy xay xát, xe máy… 

Ông Phử chia sẻ: "Để dân bản tin tưởng và làm theo thì mình phải đi trước, làm trước, có hiệu quả thì mới vận động bà con làm cùng. Bởi vậy, nhiều năm qua, gia đình tôi đã tự khai phá những diện tích đất trống để trồng keo, trồng quế, rồi tìm nguồn nước để khai phá đất canh tác ruộng. Khi có nguồn thu từ cây quế rồi, nhiều hộ gia đình cũng bắt đầu trồng quế thay cho các cây trồng khác. Bây giờ, hầu như gia đình nào cũng có quế, hộ ít thì cũng một hai héc ta, hộ nhiều thì hàng chục ha”. 

Huyện Văn Chấn còn có ông Sùng A Của - người uy tín xã Cát Thịnh, người tiên phong vận động nhân dân kéo điện thành công lên bản người Mông Khe Kẹn, làm động lực để người dân tích cực phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. 

Ông Sa Quang Hòa - người có uy tín xã Đồng Khê tình nguyện mở các lớp dạy tiếng Tày miễn phí cho con em trong vùng. Người có uy tín tại các xã Sùng Đô, Suối Giàng, Tú Lệ thì tích cực vận động nhân dân trồng, chăm sóc, bảo vệ cây chè Shan tuyết. 

Có thể nói, 162 người uy tín trên địa bàn huyện luôn tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào. Bằng kinh nghiệm, uy tín và vị thế của mình, họ đã trở thành "cầu nối” chuyển tải những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, dẫn dắt người dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng quê hương, bản làng. 

Cùng với chính quyền địa phương, họ đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con xây dựng nếp sống văn minh, phát triển kinh tế, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, hôn nhân cận huyết cũng như: không tham gia các hoạt động tôn giáo trái pháp luật; vận động bà con giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thực hiện tốt các quy ước; trực tiếp tham gia hòa giải thành công nhiều vụ việc mâu thuẫn liên quan đến gia đình, tranh chấp đất đai, an ninh trật tự thôn bản…
 
Đặc biệt, trong xây dựng nông thôn mới, đội ngũ người có uy tín đóng vai trò quan trọng để tạo sự đồng thuận, chung sức, đồng lòng thực hiện các tiêu chí khó, nhất là xây dựng các cơ sở hạ tầng đòi hỏi sự đóng góp của nhân dân. 5 năm qua, người uy tín toàn huyện đã vận động nhân dân hiến 15.000 m2 đất làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình phúc lợi, trong đó,  gia đình người có uy tín tự nguyện hiến trên 3.000 m2 đất.

Diện mạo vùng núi Văn Chấn hôm nay đang khởi sắc từng ngày. Thành quả đó luôn có sự đóng góp không nhỏ của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là già làng, trưởng bản, người có uy tín - những "cây đại thụ” của bản.

Hoài Anh

Tags cây đại thụ bản làng Văn Yên Văn Chấn Cát Thịnh Suối Quyền người có uy tín dân tộc thiểu số

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục