Văn Yên: Cựu chiến binh vươn lên làm kinh tế giỏi

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/10/2023 | 1:48:17 PM

YênBái - Sau lần thất bại, việc vực dậy phát triển kinh tế sau dịch bệnh tưởng chừng như không thể, nhưng với nghị lực của người lính Cụ Hồ, cựu chiến binh (CCB) Bùi Văn Dần đã trở thành hộ khá giàu ở vùng quê Xuân Ái và được UBND huyện Văn Yên tặng giấy khen là công dân có thành tích tiêu biểu, điển hình trong học tập và làm theo Bác, giai đoạn 2021 - 2022.

Cựu chiến binh Bùi Văn Dần (bên phải) giới thiệu chăn nuôi trâu, bò của gia đình với lãnh đạo Hội Cựu chiến binh xã Xuân Ái.
Cựu chiến binh Bùi Văn Dần (bên phải) giới thiệu chăn nuôi trâu, bò của gia đình với lãnh đạo Hội Cựu chiến binh xã Xuân Ái.

Sinh năm 1965, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, năm 1989, CCB Bùi Văn Dần rời quê hương huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đến định cư, lập nghiệp tại thôn Sông Hồng, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên. Ông cùng vợ con cần cù lao động, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương mới. 

Ông Dần chia sẻ: "Những năm đầu ở quê hương mới, kinh tế gia đình chủ yếu từ hơn 1ha đồi rừng và vài mẫu ruộng ven sông Hồng. Nhiều năm tích cóp, gia đình dồn tiền mua thêm đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, gà kết hợp trồng trọt và cũng trải qua nhiều khó nhọc mới có được cơ ngơi như hôm nay”. 

Từ năm 1995, ông Dần bắt đầu chăn nuôi lợn, với quy mô khoảng 10 con/lứa. Nhận thấy nghề chăn nuôi lợn có tiềm năng, ông mở rộng dần quy mô chăn nuôi lên hơn 100 con/lứa. Sau nhiều năm chăn nuôi ổn định thì từ năm 2016 đến 2018 đàn lợn nái và lợn thương phẩm hàng trăm con bị dịch tai xanh buộc phải tiêu hủy toàn bộ, khiến gia đình ông mất ăn mất ngủ, bởi số tiền mất đi đến vài trăm triệu đồng hồi đó là rất lớn. 

Được sự động viên của chính quyền, người thân, ông Dần cùng các thành viên trong gia đình quyết tâm gây dựng lại cơ đồ. Suy nghĩ cần chuyển đổi mô hình, ông Dần tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, đi tham quan các mô hình kinh tế hiệu quả tại các địa phương. Nhận thấy lợi thế nguồn cỏ tự nhiên, ông Dần đầu tư cải tạo xây dựng lại hệ thống chuồng trại trên 100m2 chuyển sang chăn nuôi trâu, bò giống 3B và trồng dâu nuôi tằm. 

Nhờ tích cực học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật, đàn trâu, bò và những ruộng dâu, nong kén tằm của gia đình ông Dần luôn đạt năng suất, chất lượng và giá thành cao. Ngoài diện tích đất ruộng của gia đình, ông Dần thuê thêm gần 2 mẫu đất để trồng dâu và trồng cỏ voi phục vụ chăn nuôi. 

Hàng năm, gia đình mua con giống tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì tại thủ đô Hà Nội, giá con giống mua từ 15 - 18 triệu đồng/con giống. Nuôi từ 1 năm đến 2 năm, bò thịt sẽ được xuất bán với giá từ 75 - 85.000 đồng/1kg hơi; trâu từ 65 - 70.000 đồng/1 kg hơi. Không chỉ giá thương phẩm cao, việc nuôi trâu và bò 3B còn không phải lo đầu ra, bởi chất lượng thịt ngon, tỷ lệ thịt cao, luôn được người tiêu dùng ưa chuộng. 

Từ năm 2018 đến nay, trung bình mỗi năm ông Dần nuôi từ 15 - 20 con trâu và bò 3B, sau khi trừ các khoản chi phí mang về thu nhập trên 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, từ trồng dâu nuôi tằm cũng mang về nguồn thu gần 100 triệu đồng/năm. Trong 5 năm gần đây, từ các nguồn chăn nuôi, trồng trọt, trung bình mỗi năm sau khi trừ chi phí gia đình ông Dần thu nhập từ 250 triệu đồng trở lên. 

Với những nỗ lực, quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng, nhiều năm qua CCB Bùi Văn Dần đã được chính quyền xã, huyện biểu dương, khen thưởng là công dân, hội viên CCB gương mẫu làm kinh tế giỏi. 

Ông Tô Văn Tú - Chủ tịch Hội CCB xã Xuân Ái cho biết: "Vươn lên bằng nghị của bản thân, xây dựng gia đình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ông Dần xứng đáng là người lính Bộ đội Cụ Hồ, là tấm gương sáng về tinh thần vượt lên khó khăn, quyết tâm thoát nghèo, làm giàu chính đáng, nêu gương cho mọi người noi theo. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, ông Dần còn là hội viên CCB tích cực luôn đi đầu trong các phong trào thi đua, đặc biệt là việc ủng hộ địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới…”.

Vũ Đồng

Tags Văn Yên cựu chiến binh Bùi Văn Dần điển hình hạnh phúc nông thôn mới

Các tin khác
Cô giáo Vũ Thị Hà - giáo viên Trường Cao đẳng Yên Bái hướng dẫn học viên nghiệp vụ bàn.

Đó là cô giáo Vũ Thị Hà - giáo viên Trường Cao đẳng Yên Bái. Cô là người truyền lửa cho rất nhiều mô hình homestay thành công trên khắp các bản làng vùng cao Yên Bái.

Phó Bí thư Thị đoàn Nghĩa Lộ Nguyễn Thị Diện (đứng giữa) trao giải cho các đơn vị xuất sắc Cuộc thi “Hành trình thứ hai của lốp xe năm 2023” do Thị đoàn tổ chức.

Vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, nhiệm kỳ 2017-2022; Bằng khen của Trung ương Đoàn với thành tích xuất sắc trong Chiến dịch Thanh niên “Mùa hè xanh” năm 2021; Bằng khen của Trung ương Đoàn đã có thành tích xuất sắc trong triển khai, tổ chức các hoạt động Tháng thanh niên 2023, mới đây nhất, Phó Bí thư Thị đoàn Nghĩa Lộ - Nguyễn Thị Diện, sinh năm 1990, xuất sắc là 1 trong 5 gương mặt tiêu biểu của Yên Bái được tuyên dương tại Đại hội “Thanh niên tiên tiến toàn quốc làm theo lời Bác”, lần thứ VII, năm 2023.

Cô Hoàng Thị Vỵ đến thăm em Trịnh Ngọc Huy ở thôn Ngòi Chán.

"Con vào lớp 1 rồi lớp 2, lần nào cũng giống lần nào, đưa con đến trường nhưng vừa đạp xe về nhà thì cô giáo lại gọi điện báo cháu bỏ lớp, không học. Nhiều lần, quá nản, tôi đành để con ở nhà. Thơ thẩn, lầm lũi một góc, một mình, nhìn con sao xót xa…”. Dỗ mãi để đồng ý, rồi không thể ngờ chỉ sau có 1 buổi đến lớp cô Vỵ thì Huy lại đòi đi học, ngày nghỉ cũng hỏi mẹ "Sao cứ mai, cứ mai mới đi học?. "Bà tiên" thần kỳ đưa Huy đến lớp, ấy là cô Vỵ.

Cô giáo bản Mông bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc.

Cô giáo Phàng Thị Dy, đã tích cực đổi mới sáng tạo gắn giáo dục địa phương với bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa bản sắc đồng bào dân tộc Mông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục