Niềm say mê của một nghệ sỹ

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/5/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ngôi nhà nhỏ của nghệ sỹ Lương Khành Nguyệt nằm sâu trong con ngõ nhỏ thuộc tổ 7, phường Yên Thịnh (thành Phố Yên Bái) ngập tràn hoa cảnh. Đã bươc sang tuổi 65 nhưng dương như sự trẻ trung yêu đời trong tâm hồn người nghệ sỹ khiến gương mặt bà trẻ hơn nhiều so với tuổi tác thật. Đã có một thời, tiếng hát của ca sỹ Lương Khánh Nguyệt từng ngân vang trên các chiến trường, là niềm cổ vũ, động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của bộ đội ta. Và tiếng hát ấy bao năm là niềm tự hào của Đoàn văn công tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

Tham gia Đoàn văn công tỉnh Lào Cai từ khi vừa tròn 12 tuổi, Khánh Nguyệt đến với ca hát bằng một niềm đam mê cháy bỏng. Bà kể: "Ngày đó, tôi bỏ học trốn nhà đi theo Đoàn văn công của tỉnh cả gia đình không ai đồng ý cả. Nhưng rồi tôi đã đúng khi tìm được môi trường tốt để phát huy năng khiếu nghệ thuật và trưởng thành bằng sự nghiệp ca hát của mình".

Năm 23 tuổi, lần đầu tiên tài năng nghệ thuật của ca sỹ trẻ Lương Khánh Nguyệt đã được khẳng định bằng tấm Huy chương Vàng đơn ca tại Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc năm 1962. Cũng tại Liên hoan này, cuộc đời bà đã có được một niềm vinh dự lớn lao, đó là được hát cho Bác Hồ nghe.

Năm 1964, dịp Đoàn về Hà Nội tập huấn chuẩn bị cho chuyến biểu diễn tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân kỷ niệm ngày Quốc Khánh của nước bạn, thêm một lần nữa bà vinh dự được mời vào Phủ Chủ tịch hát cho Bác Hồ nghe. Chính sự ân cần chỉ bảo, những lời dặn dò, động viên thân tình của Bác đối với những người làm nghệ thuật luôn nhắc nhở, khiến suốt cả cuộc đời lao động nghệ thuật nghiêm túc và say mê, bà vẫn chưa thấy đủ và vừa lòng với bản thân.

Nghệ sỹ Lương Khánh Nguyệt gọi những năm tháng được hát phục vụ tại các chiến trường trong sự nghiệp ca hát của mình là “thời hoa lửa” và bà luôn tự hào về những năm tháng gian khổ nhưng vô cùng vinh quang đó. Cũng một ba lô con cóc, cũng tăng dù võng bạt, quân trang quân phục như một người lính thực thụ, Khánh Nguyệt và đồng nghiệp của bà trong Đoàn văn công đã đem tiếng hát và bầu nhiệt huyết được cống hiến cùng tinh thần không ngại hy sinh gian khổ vào mặt trận Đường 9 nam Lào, rồi Thành cổ Quảng Trị... Hát ngay trên trận địa, hát ngay cả những lúc đạn réo, bom gầm. “Tiếng hát át tiếng bom”, cái tên Khánh Nguyệt của Đoàn văn công Yên Bái đã từng là nguồn sức mạnh cổ vũ tinh thần chiến đấu của bộ đội ta, động viên tiếp sức, xoa dịu vết thương cho các chiến sỹ. Khánh Nguyệt tâm sự: “Ngày đó chúng tôi đi vào các tuyến lửa và hát với hào khí cách mạng, tinh thần phục vụ, không sợ hy sinh. Hát không nhạc, không sân khấu nhưng say nghề lắm!". Năm 1970, nghệ sỹ Lương Khánh Nguyệt tiếp tục dành thêm một Huy chương vàng tại Liên hoan  nghệ thuật quần chúng toàn quốc.

38 năm gắn bó với nghề với nghệ sỹ Lương Khánh Nguyệt là những năm tháng đáng nhớ. Giờ đây, khi đã ở tuổi ngoài 60 nhưng bà vẫn hát. Hiện nay bà là một trong những hạt nhân nòng cốt của Câu lạc bộ nghệ thuật của phường Yên Thịnh và của hội người cao tuổi thành phố Yên Bái. Bà tâm sự: "với tôi, được hát được cống hiến và phục vụ là niềm vui và hạnh phúc suốt đời".

Minh Thuý

 

Các tin khác
Chế biến gỗ rừng trồng ở huyện Trấn Yên.

YBĐT - Anh Đào Văn Cường ở thôn 8 xã Hòa Xuông (Trấn Yên). Anh cho biết, năm 1994, tài sản để gia đình anh mưu sinh duy nhất chỉ là chiếc xe kéo cùng với một con trâu. Trong thôn xã có việc gì cần thuê, không kể nắng, mưa anh đều làm hết. Tiếp đó, anh làm thêm các nghề khác như: Đậu phụ, nuôi lợn thịt, lợn nái, đi thu mua gỗ rừng trồng theo các lái buôn bốc vác thuê về các tỉnh Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh... Nhờ vậy, thu nhập cũng dần được cải thiện, song chi phí cho cuộc sống sinh hoạt cũng chẳng thấm là bao.

YBĐT - Đó là cô giáo Lê Bích Lan, hiện đang giảng dạy tại Trường Trung học Y tế tỉnh Yên Bái. Sinh ra và lớn lên tại Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai, tốt nghiệp THPT năm 1978, cô nộp hồ sơ xin thi vào Trường Trung học Y tế tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay là Trường Trung học Y tế tỉnh Yên Bái).

YBĐT - Ở tổ dân phố 8 - thị trấn Yên Thế (Lục Yên) có anh Phạm Văn Nguyên, 29 tuổi được coi như một tấm gương thanh niên trẻ có ý chí và nghị lực, biết vượt qua khó khăn, tự lập trong cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng, bằng chính bàn tay, khối óc của mình. Anh Nguyên hiện đang là chủ của một cơ sở sản xuất và kinh doanh đồ sắt.

YBĐT - Chị Đoàn Thị Hải Yến 30 tuổi cộng tác viên dân số thôn 8 từ năm 1995 đến tháng 10/2006. Hiện nay chị Yến là chủ tịch Hội phụ nữ xã Báo Đáp (Trấn Yên).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục