Người đi tìm nước về cho bản

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/6/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đến Bản Hán, xã Phúc Sơn (Văn Chấn) hỏi đến anh Hoàng Văn Luyến "nước sạch" thì từ em nhỏ cũng có thể dẫn khách đến tận nhà. Dân bản quý anh vì anh đã mang về cho họ điều mà họ khao khát từ lâu.

Niềm vui của người dân khi nước sạch về bản. (Ảnh: Thanh Tân)
Niềm vui của người dân khi nước sạch về bản. (Ảnh: Thanh Tân)

Trước năm 2003 nguồn nước sạch ở đây cực kỳ quý hiếm, muốn có nước pha ấm trà ngon phải đi hơn 2km mới lấy được. Chẳng nói gì đến nước sinh hoạt hàng ngày, cả bản sinh hoạt trên con mương thủy lợi nhỏ chảy qua bản vốn là mương tưới nước cho rộng nên rất ít khi nước trong bởi nào là giặt giũ quần áo, tắm rửa, bắt cá, vo gạo, múc nước ăn rồi trâu đằm. Tất cả 120 hộ dân dùng nước con mương nhỏ quả là bất tiện vì khu vực này đào giếng lấy nước ngầm cũng không được. Đào khoảng 5 - 6m thì toàn là nước rỉ sắt váng đỏ, giặt quần áo cũng chẳng được. Nước không đảm bảo cho sức khỏe và hiện tượng đau mắt đỏ có tới 35% dân bị nhiễm, còn đau mắt hột chiếm gần 45%.

Trước hiện tượng đó, lãnh đạo xã cũng đã chỉ đạo cho bà con góp tiền đưa nước sạch nơi khác về dùng. Xã sẽ hỗ trợ kinh phí, nhưng đợi mãi cũng chẳng thấy kinh phí "rót về" cho dân bản.

Trước tình hình đó anh Luyến đã bàn với trưởng bản họp dân quyết định tự mình làm nước sạch cho mình dùng. Vốn có ít kiến thức do được tiếp cận nhiều với bên ngoài, nên anh tập trung một số thanh niên đi khảo sát thực tế nước khe núi cách đó khoảng 2,5 km. Tham khảo ý kiến những cụ già trong bản về nguồn nước này, thấy có khả thi nên sau khi đo đạc, tính toán trưởng bản quyết định họp dân một lần nữa bàn biện pháp góp kinh phí, công lao động để làm nước sạch và lập Ban chỉ đạo nước sạch. Công trình nước sạch gồm: đường ống chính là ống nhựa PVC, 1 bể lắng đầu nguồn, 5 bể chứa nước rải ở đầu nguồn, đường ống đến bể chính 2,5 km. Nhân dân đóng góp công lao động chia làm 5 tổ thay nhau làm.

Thuận tiện là mạch nước khe núi cao hơn rất nhiều so với mặt bằng thôn bản nên ống lắp đến đâu nước chảy đến đó. Ống nhựa được chôn sâu dưới đất chỗ thì 0,5m, chỗ thì 1m tùy độ mấp mô của địa hình. Khi nước về đến bể chứa rồi bà con muốn có nước về nhà mình tự đi mua ống nhựa nhờ Ban chỉ đạo lắp hộ. Điều đáng nói là đường ống chính dài hơn 2km và bể chứa khá lớn, thế mà mỗi hộ chỉ phải góp công sức lao động trực tiếp và 60.000 đồng mua đường ống, vật liệu xây dựng. Hộ nào quá nghèo Ban chỉ đạo miễn nộp tiền chỉ phải mất công lao động.

Cho đến bây giờ nguồn nước sạch ở bản Hán xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn đã đưa vào sử dụng trên 2 năm và hàng năm nhân dân chỉ phải đóng phí bảo quản sửa chữa là 5.000 đồng.

Tôi có gặp anh Luyến, trò chuyện được biết chính vì dùng nước không mất tiền, đầu tiên bà con dùng thoải mái không dùng cũng không khóa vòi nước lại để nước lãng phí nên lúc đến nước thiếu nhiều hộ nào xa trung tâm đến cao điểm không có nước dùng cho nên Ban chỉ đạo đã phải họp dân tuyên truyền cách sử dụng tiết kiệm (dùng xong khóa ngay vòi nước lại) để bà con cùng nâng cao ý thức dùng nước, nên bây giờ không còn hộ nào trong bản phản ánh thiếu nước sạch để sinh hoạt. Ý thức bảo vệ công trình cũng được nhân dân thực hiện rất tốt. Ai cũng biết ơn anh Luyến đã góp nhiều công sức mang lại cho dân điều ao ước được dùng nước sạch.

Nguyễn Xuân Tình

Các tin khác

YBĐT - Đó là bí quyết nhân giống cây đỗ quyên, một kết quả khá bất ngờ, nhiều người đang tìm cách, anh đã nghiên cứu thành công. Chuyện là, cây đỗ quyên có hoa đẹp và ra hoa vào dịp tết âm lịch, nên nhiều người yêu thích tìm mua. Cây đỗ quyên giống chỉ có thể tìm kiếm ở trên núi cao, nên hiếm, mà đào mãi rồi sẽ hết giống. Giá mỗi chậu hoa đỗ quyên vào dịp tết có giá 300 nghìn đồng, mà không có để bán.

YBĐT - Tỉnh Yên Bái đã và đang có nhiều cơ chế, chính sách để thu hút các doanh nhân đầu tư phát triển trên địa bàn. Trong rất nhiều doanh nghiệp đến đầu tư vào Yên Bái thời gian qua có một doanh nhân nữ đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực kinh Doanh sách, thiết bị trường học. Đó là bà Phạm Thị Minh Thành - Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Sách tự chọn văn phòng phẩm Minh Thành - Km 9, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

YBĐT - Anh là Nguyễn Thế Tài, giáo dân ở thôn Hán Đà 2, xã Hán Đà huyện Yên Bình là Chi hội phó Chi hội Cựu chiến binh, kế toán Hội khuyến học thôn. Gương mẫu làm kinh tế giỏi, vận động bà con giáo dân chấp hành tốt nghĩa vụ công dân, không vi phạm pháp luật; anh vinh dự được lựa chọn đi dự "Hội nghị biểu dương gia đình văn hoá xuất sắc tỉnh Yên Bái năm 2007".

YBĐT - Nói về anh Lê Văn Bình ở khu 6, thị trấn thác Bà huyện Yên Bình, mọi người ở đây đều tấm tắc khen: “Anh ấy rất chịu khó và ham làm giàu lắm!"

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục