Đặng Văn Khoan - Trong trí nhớ và qua lời kể

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/6/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - Trong tiềm thức của tôi, Anh hùng Đặng Văn Khoan là người vui tính và yêu trẻ. Vào những năm 1977, 1978 - khi tôi được 5-6 tuổi, mỗi lần đến nhà tôi chơi, chú Khoan thường cho tôi đội chiếc mũ cối có gắn huy hiệu công an. Thật tiếc, qua thời gian, tấm ảnh chú Khoan chụp cùng tôi đã bị thất lạc...

Trong tờ phiếu nhân sự số 270644 do Phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh lưu giữ, ghi rõ: Đặng Văn Khoan sinh tháng 12 năm 1957, quê quán Đông Trà, Tiền Hải, Thái Bình, vào Đoàn Thanh niên cộng sản ngày 26/3/1973, vào Công an nhân dân ngày 15/8/1976, học tại Trường Nghiệp vụ công an 28 tháng, ra trường ngày 25/12/1978. Tờ phiếu nhân sự có chữ ký của Đặng Văn  Khoan ngày 8/1/1979. Tôi cảm thấy chữ ký còn tươi nguyên màu mực, bởi chỉ hơn 1 tháng sau, ngày 17/2/1979 Đặng Văn Khoan đã anh dũng hy sinh trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc khi vừa tròn 22 tuổi. Trung tá Vũ Xuân Hùng, hiện công tác tại phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh là bạn học trong Trường công an và lên công tác cùng một ngày với Đặng Văn Khoan  tại Công an huyện Bát Xát, tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ (nay  thuộc tỉnh Lào Cai) nhớ lại: "Ngày đó, Đặng Văn Khoan  được giao phụ trách thôn Đông Phón, xã Bản Qua, huyện Bát Xát. Ngày 17/2/1979 khi chiến tranh nổ ra, Đặng Văn Khoan đưa những người dân Đông Phón sơ tán về tuyến sau, khi đến thôn Bản Lợi do địch đuổi theo quá gấp. Khoan đã dừng lại chặn địch cho nhân dân rút an toàn, với khẩu súng cạc bin trong tay, Khoan đã dũng cảm chiến đấu đến viên đạn cuối cùng…Biết tin Khoan hy sinh, nhưng cũng phải đến ngày 20/3/1979, đại uý Lê Hồng, Trưởng công an huyện Bát Xát, thượng sỹ Tống Bình Phương và tôi mới lặn lội trên 20km từ trên Bản Xèo, Bát Xát đến để mai táng cho anh … Trong cái mưa phùn ướt át, chúng tôi đắp mộ cho Khoan, trồng lên mộ 1 cây hồng trắng. Nén nỗi đau mất bạn tôi chỉ biết thì thầm: “Khoan ơi! cậu nghỉ tạm nơi này” và chĩa khẩu súng AK lên trời, bắn 1 tràng từ biệt bạn!".

Thượng tá Lê Thái Quang, Trưởng phòng Công tác chính trị Công an tỉnh nhớ lại: "Lúc đó tôi đang công tác tại Đội tuyên truyền. Xúc động trước gương hy sinh anh dũng của Đặng Văn Khoan tôi đã lặn lội đến tận nơi Khoan ngã xuống, rồi bài báo “Sáng mãi tên anh đăng trên báo Công an nhân dân và phát sóng trên chương trình phát thanh “Vì an ninh Tổ quốc” đã có tác dụng giáo dục sâu sắc với cán bộ chiến sỹ học tập gương dũng cảm của anh". Sau khi Đặng Văn Khoan anh dũng hy sinh, với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, Trung ương Đoàn truy tặng anh Huy chương Tuổi trẻ anh hùng, Chủ tịch nước truy tặng anh Huân chương Chiến công hạng Nhất và ngày 13/8/1980 Quyền Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ ký quyết định phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho hạ sỹ Đặng Văn Khoan. Ông Đặng Minh Loan, cán bộ công an nghỉ hưu hiện trú tại tổ 23, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái là người lo hương khói cho người anh hùng bùi ngùi khi nhắc đến em trai: "Bố mẹ tôi sinh được 8 anh em, 4 trai, 4 gái. Khoan là thứ 3, giáp tôi. Vì vậy, 2 anh em tôi thân với nhau từ nhỏ. Khi Khoan hy sinh, tôi đang công tác tại Trại giam Tân Lập.

Năm 1998 ông Đặng Văn Tích và bà Nguyễn Thị An lần lượt về nơi chín suối với người con trai anh dũng, trung hiếu của mình". Ông Loan lật giở từng di vật của anh hùng Đặng Văn Khoan  cho tôi xem: giấy báo tử, sơ đồ mộ chí, các huân, huy chương, danh hiệu anh hùng, nhưng tôi đặc biệt chú ý đến tờ biên bản kiểm kê di vật được Công an tỉnh Hoàng Liên Sơn lập tháng 2 năm 1979 có chữ ký của ông Phạm Kiểm - Phó trưởng ty Công an Hoàng Liên Sơn, ông Hoàng Lực – Phó trưởng phòng Chính trị và ông Trần Hữu, cán bộ lập biên bản. Tài sản còn lại duy nhất của người anh hùng là 1 bộ quần áo quân phục xuân hè. Cũng ông Loan cho biết: "Trước khi hy sinh, Đặng Văn Khoan có cô người yêu xinh đẹp tên Hương, họ đã cùng nhau thề non, hẹn biển, tiếc rằng người anh hùng ngã xuống khi còn quá trẻ, chưa kịp có cho mình một mái ấm. Và tôi hiểu vì sao, khi anh ngã xuống, đồng đội lại trồng lên mộ anh 1 cây hồng trắng…".

Bây giờ, mộ của anh hùng liệt sỹ Đặng Văn Khoan nằm tại nghĩa trang Bát Xát, tỉnh Lào Cai, không xa nơi anh ngã xuống. Đại uý Bùi Thị Bích Luận, hiện công tác tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh bồi hồi nhớ lại: "Ngày đó mình còn trẻ lắm, cũng không biết mặt anh Khoan, nhưng Đội văn nghệ xung kích Công an tỉnh đi phục vụ đồng bào vùng cao biên giới ở các huyện Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà đến đâu bà con cũng yêu cầu mình hát bài “Từ bản nhỏ hát về anh” của nhạc sỹ Ngọc Quang". Rồi chị rớm lệ, cất tiếng ca tha thiết, nghẹn ngào: “Từ đỉnh núi cao tôi lắng nghe khúc hát yêu thương sâu lắng, khúc hát ngân lên từ xóm nhỏ bên dòng suối biên cương, khúc hát như nhớ thương, như ngợi ca tên Người, Người chiến sỹ an ninh ghi một dấu son trong lòng dân bản nhỏ đời đời; Đặng Văn Khoan , Đặng Văn Khoan anh đã hy sinh cho miền quê biên giới, ngăn bọn giặc thù tàn phá quê hương… Bản nhỏ hát về anh, đồng đội hát tiếp khúc ca về anh…”.

Gần 30 năm đã trôi qua, trong truyền thống lịch sử vẻ vang của Công an Yên Bái ngời sáng tên anh: Đặng Văn Khoan - Anh hùng lực lượng vũ trang duy nhất của Công an Yên Bái.

Nguyễn Chí Dân (ghi)

Các tin khác
Ông Bùi Đức Thịnh ủng hộ Trường Tiểu học Lý Tự Trọng bộ máy vi tính trị giá 7.800.000 đồng.

YBĐT - Nói đến ông Bùi Đức Thịnh ở tổ 2, khu phố Bách Lẫm, phường Yên Ninh, nhiều người dân, nhất là các bậc phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Lý Tự Trọng đều có chung nhận xét: đó là một người hết lòng vì trẻ thơ. Còn tập thể cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Lý Tự Trọng luôn ghi nhận và trân trọng những đóng góp tích cực của ông trong sự phát triển của Trường và tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, sự cộng đồng trách nhiệm của Hội phụ huynh học sinh trong giáo dục, chăm sóc trẻ.

Nông dân huyện Trấn Yên chăm sóc tre măng Bát Độ. (Ảnh: T.L)

YBĐT - Theo con đường nhỏ, chúng tôi đến thăm trang trại của gia đình ông Trần Văn Cao, dân tộc Cao Lan ở Bản Hang Dơi, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên. Ông đang dọn dẹp đồ đạc để chuyển sang ngôi nhà mới xây dưới chân núi Thánh. Tâm trạng của ông rất phấn khởi vì ngôi nhà mới này là thành quả lao động của gia đình ông trong suốt những tháng năm cần cù lập nghiệp.

Cô giáo Chu Thùy Liên (thứ hai từ trái sang) đang giới thiệu về phong trào vở sạch chữ đẹp của trường.

YBĐT - “Là một giáo viên hay một phụ trách Đội, tôi luôn đặt ra cho mình một mục tiêu phấn đấu: sống và làm việc như thế nào để được phụ huynh tin yêu, gửi gắm con em của họ cho mình dạy dỗ; cấp trên giao nhiệm vụ không phải băn khoăn suy nghĩ và làm sao để bạn bè đồng nghiệp yêu quí”.

Niềm vui của người dân khi nước sạch về bản. (Ảnh: Thanh Tân)

YBĐT - Đến Bản Hán, xã Phúc Sơn (Văn Chấn) hỏi đến anh Hoàng Văn Luyến "nước sạch" thì từ em nhỏ cũng có thể dẫn khách đến tận nhà. Dân bản quý anh vì anh đã mang về cho họ điều mà họ khao khát từ lâu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục