Triệu phú của bản

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/6/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo con đường nhỏ, chúng tôi đến thăm trang trại của gia đình ông Trần Văn Cao, dân tộc Cao Lan ở Bản Hang Dơi, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên. Ông đang dọn dẹp đồ đạc để chuyển sang ngôi nhà mới xây dưới chân núi Thánh. Tâm trạng của ông rất phấn khởi vì ngôi nhà mới này là thành quả lao động của gia đình ông trong suốt những tháng năm cần cù lập nghiệp.

Nông dân huyện Trấn Yên chăm sóc tre măng Bát Độ. (Ảnh: T.L)
Nông dân huyện Trấn Yên chăm sóc tre măng Bát Độ. (Ảnh: T.L)

Trò chuyện với chúng tôi, ông tâm sự: "Cách đây gần 30 năm bản làng còn hoang sơ lắm. Nơi rừng thiêng nước độc này, rất nhiều người đến đây rồi lại rủ nhau đi. Còn tôi thì khác, tôi hiểu rằng các dân tộc xung quanh biết làm giàu, sao dân tộc Cao Lan lại không làm được? Thấm thía với cảnh đói nghèo, bệnh tật đeo bám dai dẳng đã thôi thúc tôi ở lại để khai hoang lập nghiệp". Ngày ngày ông lên rừng phát lau sậy, khai phá được đến đâu trồng luôn lúa, ngô, đậu, đỗ đến đó. Thấy người Kinh đào ao thả cá, chăn nuôi gia súc gia cầm có hiệu quả, ông cũng đầu tư nuôi lợn, gà, vịt và đắp đập thả các loại cá trắm, chép, rô phi trên diện tích 5 sào.

Khi đồng vốn tích cóp được cũng là lúc Đảng và Nhà nước giao đất giao rừng tới hộ ông Cao bàn với vợ con nhận 50 ha để lập trang trại. Có đất ông nghĩ cách phân khu để trồng cây cho phù hợp. Trên đỉnh đồi ông trồng toàn bộ 15 ha bồ đề, giữa lưng chừng 10 ha keo, 5 ha bạch đàn còn dưới chân đồi là 5 ha luồng và toàn bộ 10 ha ven chân núi thì ông trồng quế. Ông bảo rằng: "Trồng cây quế gần nhà nó nhanh lớn lại tỏa hương thơm như chính hương rừng vậy" và cho đến nay trang trại của ông đã phủ một mầu xanh bạt ngàn với nhiều loại cây. Đàn gia súc, gia cầm ngày một sinh sôi nảy nở, nâng tổng số cả đàn lên 50 con trâu, dê, bò và hàng ngàn con gà, ngan, vịt...

Không những phát triển trang trại, ông còn là một già làng mẫu mực, thường xuyên động viên bà con trong bản xây dựng đời sống văn hóa mới, bãi bỏ hủ tục lạc hậu trong nghi lễ ma chay, cưới hỏi, tích cực hưởng ứng phong trào "Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền" và đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất, tiếp thu những kiến thức về khoa học kỹ thuật do cán bộ khuyến nông truyền đạt cho gia đình và bà con hàng xóm...

Đất đai từ chỗ bỏ hoang, qua bàn tay lao động cần cù nhẫn nại đã cho gia đình ông khoản thu nhập hàng năm từ rừng, từ chăn nuôi gia súc gia cầm quãng trên 200 triệu đồng mỗi năm. Hiện nay, đời sống của gia đình ông đã có nhà xây mái bằng khang trang và đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Các con đã có vợ có chồng, ra ở riêng cùng một bản và cuộc sống cũng khá đầy đủ. Tấm gương của ông Cao được bà con dân bản khâm phục và đặt riêng cho ông cái tên là "Triệu phú của bản". Nhưng chúng tôi nghĩ với nguồn tài sản từ rừng lớn như vậy thì phải gọi là "Tỷ phú của bản" mới đúng.

Phạm Thị Hằng
(Trung tâm Khuyến nông Yên Bình)

Các tin khác
Cô giáo Chu Thùy Liên (thứ hai từ trái sang) đang giới thiệu về phong trào vở sạch chữ đẹp của trường.

YBĐT - “Là một giáo viên hay một phụ trách Đội, tôi luôn đặt ra cho mình một mục tiêu phấn đấu: sống và làm việc như thế nào để được phụ huynh tin yêu, gửi gắm con em của họ cho mình dạy dỗ; cấp trên giao nhiệm vụ không phải băn khoăn suy nghĩ và làm sao để bạn bè đồng nghiệp yêu quí”.

Niềm vui của người dân khi nước sạch về bản. (Ảnh: Thanh Tân)

YBĐT - Đến Bản Hán, xã Phúc Sơn (Văn Chấn) hỏi đến anh Hoàng Văn Luyến "nước sạch" thì từ em nhỏ cũng có thể dẫn khách đến tận nhà. Dân bản quý anh vì anh đã mang về cho họ điều mà họ khao khát từ lâu.

YBĐT - Đó là bí quyết nhân giống cây đỗ quyên, một kết quả khá bất ngờ, nhiều người đang tìm cách, anh đã nghiên cứu thành công. Chuyện là, cây đỗ quyên có hoa đẹp và ra hoa vào dịp tết âm lịch, nên nhiều người yêu thích tìm mua. Cây đỗ quyên giống chỉ có thể tìm kiếm ở trên núi cao, nên hiếm, mà đào mãi rồi sẽ hết giống. Giá mỗi chậu hoa đỗ quyên vào dịp tết có giá 300 nghìn đồng, mà không có để bán.

YBĐT - Tỉnh Yên Bái đã và đang có nhiều cơ chế, chính sách để thu hút các doanh nhân đầu tư phát triển trên địa bàn. Trong rất nhiều doanh nghiệp đến đầu tư vào Yên Bái thời gian qua có một doanh nhân nữ đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực kinh Doanh sách, thiết bị trường học. Đó là bà Phạm Thị Minh Thành - Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Sách tự chọn văn phòng phẩm Minh Thành - Km 9, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục