Xứng danh anh bộ đội Cụ Hồ

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/6/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - “Làm kinh tế vất vả và khó khăn lắm! Cuộc sống bây giờ không đơn giản như những ngày trước! Để kinh tế gia đình dư dật phải bươn trải lặn lội rất nhiều!”. Đó là câu nói của anh Nguyễn Minh Cách, thôn Khe Chè, xã Y Can khi chúng tôi đến thăm gia đình anh - một trong những hội viên làm kinh tế giỏi của Hội Cựu chiến binh huyện Trấn Yên.

Anh Cách cho biết trước đây gia đình anh rất khó khăn nhưng được sự giúp đỡ của anh em bạn bè đồng nghiệp nhất là sự quan tâm giúp đỡ của các cấp hội trong đó có Hội Cựu chiến binh xã Y Can mà gia đình anh đã từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo. Đối với nhiều người khi làm kinh tế nếu gặp thời thế không phải là khó nhưng với gia đình anh lại là sự cố gắng vượt bậc.

Anh Cách tham gia quân ngũ năm 1979. Năm 1985 anh trở về địa phương tiếp tục công tác tại Lâm trường Việt Hưng. Năm 1986 do có sự thay đổi về cơ chế nên anh chị phải xin về nghỉ chế độ và cuộc sống của vợ chồng anh đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Tay trắng gia đình lại đông con khiến anh phải xoay xở khéo lắm cho đủ miếng ăn hàng ngày.

Làm đủ các nghề nhưng cuộc sống vẫn dẫm chân tại chỗ, nhưng rồi nhận thấy làm kinh tế đồi rừng sẽ mang lại hiệu quả cao, anh Cách đã nhận gần chục ha rừng của Lâm trường Việt Hưng để trồng quế, keo, kết hợp với chăn nuôi gia súc gia cầm theo phương thức lấy ngắn nuôi dài. Từ chỗ chỉ đủ ăn giờ đây gia đình anh đã có của ăn của để, 4 người con đều đã trưởng thành. Hiện nay diện tích rừng của anh đã lên tới trên 20 ha, lớn nhất nhì trong các mô hình trồng rừng ở xã Y Can. Năm 2006 được sự giúp đỡ của Trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên, anh đã mạnh dạn vay vốn của anh em bạn bè đầu tư vào nuôi ếch giống và ếch thương phẩm Thái Lan. Với ý chí của người lính Cụ Hồ cùng với quyết tâm làm giàu, anh đã vào Hà Tĩnh học hỏi kinh nghiệm, lấy giống ếch đem về nuôi thử nghiệm.

Do lúc đầu chưa có nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm chăn nuôi nên mô hình ếch của anh chưa mang lại hiệu quả cao. Qua nghiên cứu tìm tòi tài liệu sách vở và học hỏi thêm bạn bè, nhận thấy khí hậu môi trường ở Yên Bái phù hợp với giống ếch Thái Lan, anh lại tiếp tục đầu tư 50 triệu đồng để tiếp thu công nghệ nuôi ếch từ doanh nghiệp tư nhân Hùng Lộc ở Nghệ An. Đến nay mô hình ếch Thái Lan của gia đình anh là mô hình đầu tiên tại Yên Bái nuôi theo công nghệ hiện đại. Không chỉ đem lại thu nhập cho gia đình, năm qua anh còn cung cấp ếch giống và bao tiêu ếch thương phẩm cho các hộ chăn nuôi khác ở xã Minh Quân, Hưng Khánh (Trấn Yên), Viễn Sơn (Văn Yên) và thị xã Nghĩa Lộ.

Tận dụng nguồn nước nuôi ếch, anh còn nuôi cá, ba ba. Như vậy, trừ chi phí một năm gia đình anh cũng thu khoảng 100 triệu đồng. Tháng 2 năm 2006, anh Cách còn mạnh dạn vay vốn mở xưởng sản xuất chế biến tiêu thụ gỗ rừng trồng cho nhân dân trong vùng và thành lập Công ty cổ phần Thủy sản do anh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị với tổng số vốn trên 1 tỷ đồng.

Xưởng của anh có tới 16 lao động tham gia sản xuất với mức lương tối thiểu 900 nghìn đồng/người/tháng. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh còn tạo điều kiện giúp đỡ những gia đình khó khăn và đồng đội của mình trong thôn, trong xã phát triển sản xuất kinh tế. Những bằng khen, giấy khen của Hội Cựu chiến binh huyện Trấn Yên tặng cho Công ty cổ phần Thủy sản Yên Bái này là minh chứng cho sự cố gắng của anh. Ý chí và nghị lực của những người lính Cụ Hồ như anh Cách rất đáng để cho những thế hệ sau học tập.

Kiều Loan - Trung Dũng

Các tin khác

Trong tiềm thức của tôi, Anh hùng Đặng Văn Khoan là người vui tính và yêu trẻ. Vào những năm 1977, 1978 - khi tôi được 5-6 tuổi, mỗi lần đến nhà tôi chơi, chú Khoan thường cho tôi đội chiếc mũ cối có gắn huy hiệu công an. Thật tiếc, qua thời gian, tấm ảnh chú Khoan chụp cùng tôi đã bị thất lạc...

Ông Bùi Đức Thịnh ủng hộ Trường Tiểu học Lý Tự Trọng bộ máy vi tính trị giá 7.800.000 đồng.

YBĐT - Nói đến ông Bùi Đức Thịnh ở tổ 2, khu phố Bách Lẫm, phường Yên Ninh, nhiều người dân, nhất là các bậc phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Lý Tự Trọng đều có chung nhận xét: đó là một người hết lòng vì trẻ thơ. Còn tập thể cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Lý Tự Trọng luôn ghi nhận và trân trọng những đóng góp tích cực của ông trong sự phát triển của Trường và tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, sự cộng đồng trách nhiệm của Hội phụ huynh học sinh trong giáo dục, chăm sóc trẻ.

Nông dân huyện Trấn Yên chăm sóc tre măng Bát Độ. (Ảnh: T.L)

YBĐT - Theo con đường nhỏ, chúng tôi đến thăm trang trại của gia đình ông Trần Văn Cao, dân tộc Cao Lan ở Bản Hang Dơi, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên. Ông đang dọn dẹp đồ đạc để chuyển sang ngôi nhà mới xây dưới chân núi Thánh. Tâm trạng của ông rất phấn khởi vì ngôi nhà mới này là thành quả lao động của gia đình ông trong suốt những tháng năm cần cù lập nghiệp.

Cô giáo Chu Thùy Liên (thứ hai từ trái sang) đang giới thiệu về phong trào vở sạch chữ đẹp của trường.

YBĐT - “Là một giáo viên hay một phụ trách Đội, tôi luôn đặt ra cho mình một mục tiêu phấn đấu: sống và làm việc như thế nào để được phụ huynh tin yêu, gửi gắm con em của họ cho mình dạy dỗ; cấp trên giao nhiệm vụ không phải băn khoăn suy nghĩ và làm sao để bạn bè đồng nghiệp yêu quí”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục