Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/4/2024 | 1:45:08 PM

YênBái - Cả tuổi trẻ cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, đến khi về hưu bà Phạm Thị Nhâm ở thôn Minh Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào chung, trở thành nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, đồng thời cũng là một tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã.

Bà Phạm Thị Nhâm với mô hình nuôi gà theo hướng hàng hóa quy mô lớn.
Bà Phạm Thị Nhâm với mô hình nuôi gà theo hướng hàng hóa quy mô lớn.

Đã hẹn trước, tôi cùng đồng chí lãnh đạo xã Tuy Lộc đến thăm nhà bà Phạm Thị Nhâm. Ở tuổi 64, bà nhanh nhẹn cùng khuôn mặt rạng rỡ nét cười luôn lan tỏa những năng lượng tích cực. Rót chén trà nóng, bà Nhâm kể: "Năm 2015, nghỉ hưu, tôi ở nhà trông cháu, làm vườn, nuôi dăm ba con gà phục vụ nhu cầu của gia đình. Tới năm 2018, khi ấy con trai thứ 2 của tôi không có công ăn việc làm ổn định, con dâu không có việc làm, tôi luôn suy nghĩ làm sao để tăng thu nhập, tạo việc làm, thu nhập cho các con”. 

Nghĩ là làm, bà Nhâm tham khảo các mô hình chăn nuôi trên báo, đài, Internet và đến tận nơi học hỏi các trang trại chăn nuôi trong, ngoài tỉnh. Qua tìm hiểu, nhận thấy mô hình chăn nuôi gà là phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình cũng như môi trường sinh thái địa phương, bà Nhâm đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại nuôi 1.000 con gà.

Bà tâm sự: "Diện tích đất của gia đình hạn hẹp mà bên cạnh nhà tôi vẫn còn một mảnh đất của xã chưa dùng đến. Thấy vậy, tôi xin xã cho mượn mảnh đất ấy để làm chuồng trại chăn nuôi. Xã nhất trí, tôi mừng lắm, dựng chuồng trại, mua gà giống về tự tay chăm sóc và chỉ bảo các con cùng làm. Dù đã đọc nhiều tài liệu tham khảo, nhưng đi vào thực tế chăm sóc gà, tôi vẫn có nhiều bỡ ngỡ. Vướng mắc ở đâu tháo gỡ ở đấy. Tôi đã tới hỏi thêm kinh nghiệm của các trang trại đi trước, tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi do xã phối hợp tổ chức. Do trang trại của gia đình nằm sát cạnh nhà, trong khu dân cư, nên tôi rất cẩn thận tìm hiểu áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi hiện đại, làm đệm lót sinh học để khử mùi hôi tránh ảnh hưởng môi trường”. 

Theo chia sẻ của bà Nhâm, tùy thuộc vào nhu cầu thị trường, trang trại của bà sẽ nuôi các loại gà như: gà mía, gà Minh dư, gà đen. Từ 1.000 con ban đầu, đến nay, trang trại đã có quy mô 10.000 con/lứa. Trung bình mỗi năm trang trại của bà Nhâm nuôi được 2,5 lứa gà. Với giá cả dao động từ 80.000 - 90.000 đồng/kg, 10.000 con gà/lứa đem lại cho gia đình bà Nhâm mức thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. 

Xoay vần với công việc chăn nuôi của gia đình, phụ giúp các con chăm lo cho các cháu, nhưng bà Nhâm vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào của địa phương, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ năm 2022, bà được tin tưởng bầu giữ chức Bí thư Chi bộ thôn Minh Thành. 

Thấm nhuần lời dạy của Bác "Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do đảng viên tốt; mỗi đảng viên tốt, mỗi chi bộ tốt là Đảng được mạnh thêm một phần”, trên cương vị của mình, những năm qua, bà Nhâm luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng vững mạnh. Bà luôn nghiên cứu, tìm hiểu các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của các cấp, đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; tích cực tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức, đổi mới cách làm, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi cho bà con nhân dân. Bản thân bà và các con luôn gương mẫu ủng hộ nhiệt tình bằng tiền mặt, ngày công cho các phong trào, hoạt động của thôn, xã. Bà cũng thường xuyên quan tâm đến cuộc sống của người dân trong thôn, ai khó khăn thì kêu gọi, vận động giúp đỡ, nhà nào có mô hình kinh tế hiệu quả thì bà chia sẻ, nhân rộng.

Với tinh thần chịu khó, nỗ lực, dám nghĩ, dám làm cùng tấm lòng nhiệt tình cho các phong trào chung, bà Nhâm đã vươn lên làm giàu, đóng góp tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới của địa phương. Xứng đáng là tấm gương sáng cho các đảng viên noi theo, là nguồn cảm hứng để nhân dân trên địa bàn học tập vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình, quê hương.

Lê Thương

Tags Phạm Thị Nhâm thôn Minh Thành Tuy Lộc thành phố Yên Bái nông thôn mới

Các tin khác
Chị Liên mang sách đến với các em nhỏ vùng cao Trạm Tấu qua hoạt động xe thư viện lưu động.

Trong khuôn khổ Lễ Tổng kết và trao Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VI và phát động Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 vừa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức, chị Nguyễn Thị Bích Liên - cán bộ Thư viện tỉnh Yên Bái vinh dự nhận được Giải thưởng “Phát triển văn hóa đọc”. Đây là sự ghi nhận cho những đóng góp xuất sắc của chị trong việc thúc đẩy văn hóa đọc và tạo ra một môi trường đọc sách thân thiện trong cộng đồng.

Nhân dân thôn Yên Thành, xã Hưng Thịnh (Trấn Yên) thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường định kỳ hàng tháng.

Thực hiện mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, hoặc bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận (CTMT), thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử” ở huyện Trấn Yên thời gian qua đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo ở cơ sở.

Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục