Mô hình trồng cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế cao

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/6/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đến thôn 3 Lương Thịnh, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái, ai cũng biết đến vườn cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế cao của ông Bùi Văn Địch.

Ông Bùi Văn Địch giới thiệu với khách thăm quan về cách chăm sóc vải thiều. (Ảnh: Nguyễn Sơn)
Ông Bùi Văn Địch giới thiệu với khách thăm quan về cách chăm sóc vải thiều. (Ảnh: Nguyễn Sơn)

Khi chưa trồng cây ăn quả, gia đình gặp nhiều khó khăn, nhà đông con chỉ trông vào mấy sào ruộng. Sau khi tìm hiểu qua thông tin đại chúng trên báo, đài và được bạn bè giúp đỡ anh chị đã tạo được vườn cây ăn quả như ngày hôm nay. Cũng từ đó kinh tế gia đình anh ngày một khấm khá đi lên, cái đói cái nghèo đã lùi xa và bà con xung quanh đến thăm quan, học tập kinh nghiệm phát triển cây ăn quả của gia đình anh.

Anh có vườn bưởi 100 cây, trong đó có 20 cây bưởi Khả Lĩnh và 80 cây giống khác mới trồng, mỗi năm thu được trên 10 triệu đồng. Cùng với đó là 100 cây vải Thanh Hà và giống vải Trung Quốc do Trường trung cấp Nông nghiệp để lại. Hiện nay cây đang sinh trưởng phát triển tốt, đã có 50 cây cho thu hoạch mỗi năm thu được 5 triệu đồng. Lưng chừng đồi là 30 cây xoài Vân Du và 200 cây cam đường cũng thu được trên 5 triệu đồng. Trên đỉnh đồi để giữ độ ẩm và chống xói mòn, anh trồng 2.000 cây keo và sắn.

Giữa các hàng cây trồng xen băng dứa và hàng chè chống xói mòn và tăng thêm thu nhập, tận dụng rơm rạ tủ xung quanh gốc để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Dưới chân đồi là ao cá với diện tích 360m2, trên 100 con gà vừa cải thiện đời sống vừa bán mỗi năm thu nhập khoảng 3-5 triệu đồng. Hai con trâu cày và tạo nguồn phân hữu cơ bón cho cây trồng. Từ vườn cây và chăn nuôi anh chị đã sắm sửa đầy đủ tiện nghi như ti vi, xe máy… Đồng thời anh Địch đã nuôi được 6 người con có công ăn việc làm ổn định, 5 cháu đã xây dựng gia đình, vừa sản xuất nông nghiệp vừa mở rộng đại lý kinh doanh. Cháu gái út đang theo học chuyên nghiệp tại Hà Nội.

Chính sự kết hợp hài hòa, mô hình trang trại VACR mỗi năm trừ chi phí anh Địch thu được 40-50 triệu đồng. Đây là một tấm gương của một nông dân cần cù chịu khó ham học hỏi. Đặc biệt là có sự tư duy mở hướng thoát nghèo và vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Anh Địch được Hội Nông dân Việt Nam và UBND thành phố tặng bằng, giấy khen về thành tích gia đình nông dân gương mẫu sản xuất giỏi.

Tâm sự với chúng tôi anh cho biết: Có được vườn quả như hôm nay là được sự quan tâm của cấp ủy chính quyền địa phương xã Tân Thịnh và sự hỗ trợ kỹ thuật và một phần kinh phí của Trung tâm Khuyến nông cùng với sự nố lực của gia đình. Tôi rất mong bà con nông dân trong xã phát huy thế mạnh để đầu tư phát triển cây ăn quả, tăng thu nhập.

Ông Bùi Xuân Tửu - Chủ tịch xã cho biết: Tân Thịnh là một xã thuần nông thuộc thành phố Yên Bái, đất ruộng nước ít, chủ yếu là đất đồi rừng, trong nhiều năm qua cấp ủy chính quyền xã đã tuyên truyền và tạo điều kiện cho hộ nông dân phát triển kinh tế, đặc biệt là cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế được tăng thu nhập cho người làm vườn nên mỗi năm xã Tân Thịnh có hơn 500 tấn sản phẩm hoa quả tươi, sạch đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của người dân thành phố và đã xuất hiện nhiều gia đình sản xuất giỏi như gia đình ông Bùi Văn Địch, Nguyễn Văn Thanh, Bùi Văn Quang, Lương Văn Tấn… Chúng tôi đề nghị các ban, ngành của tỉnh và thành phố tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ giống vật tư, giúp xã chúng tôi có nhiều mô hình cây ăn quả tập trung ở một xã ven thành phố nhằm mở hướng phát triển kinh tế cho nhân dân trong xã.

Nguyễn Sơn

Các tin khác

“Làm kinh tế vất vả và khó khăn lắm! Cuộc sống bây giờ không đơn giản như những ngày trước! Để kinh tế gia đình dư dật phải bươn trải lặn lội rất nhiều!”. Đó là câu nói của anh Nguyễn Minh Cách, thôn Khe Chè, xã Y Can khi chúng tôi đến thăm gia đình anh - một trong những hội viên làm kinh tế giỏi của Hội Cựu chiến binh huyện Trấn Yên.

Trong tiềm thức của tôi, Anh hùng Đặng Văn Khoan là người vui tính và yêu trẻ. Vào những năm 1977, 1978 - khi tôi được 5-6 tuổi, mỗi lần đến nhà tôi chơi, chú Khoan thường cho tôi đội chiếc mũ cối có gắn huy hiệu công an. Thật tiếc, qua thời gian, tấm ảnh chú Khoan chụp cùng tôi đã bị thất lạc...

Ông Bùi Đức Thịnh ủng hộ Trường Tiểu học Lý Tự Trọng bộ máy vi tính trị giá 7.800.000 đồng.

YBĐT - Nói đến ông Bùi Đức Thịnh ở tổ 2, khu phố Bách Lẫm, phường Yên Ninh, nhiều người dân, nhất là các bậc phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Lý Tự Trọng đều có chung nhận xét: đó là một người hết lòng vì trẻ thơ. Còn tập thể cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Lý Tự Trọng luôn ghi nhận và trân trọng những đóng góp tích cực của ông trong sự phát triển của Trường và tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, sự cộng đồng trách nhiệm của Hội phụ huynh học sinh trong giáo dục, chăm sóc trẻ.

Nông dân huyện Trấn Yên chăm sóc tre măng Bát Độ. (Ảnh: T.L)

YBĐT - Theo con đường nhỏ, chúng tôi đến thăm trang trại của gia đình ông Trần Văn Cao, dân tộc Cao Lan ở Bản Hang Dơi, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên. Ông đang dọn dẹp đồ đạc để chuyển sang ngôi nhà mới xây dưới chân núi Thánh. Tâm trạng của ông rất phấn khởi vì ngôi nhà mới này là thành quả lao động của gia đình ông trong suốt những tháng năm cần cù lập nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục