Cù Thị Vân Hồng - làm giàu khi tuổi 50

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/5/2024 | 1:54:06 PM

YênBái - Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.
Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Nhận thấy tiềm năng địa phương, bà Cù Thị Vân Hồng đã mạnh dạn đầu tư mở xưởng sản xuất sơ chế gỗ ván bóc và chăn nuôi lợn, gia cầm. Quá trình chăn nuôi gặp không ít khó khăn từ thiên tai, dịch bệnh, giá cả sụt giảm… nhưng với quyết tâm, niềm đam mê, được tập huấn khoa học kỹ thuật, cách chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi, bản thân bà Hồng và gia đình tích cực học hỏi kinh nghiệm từ những người thành công. Nhờ đó, mô hình chăn nuôi lợn của gia đình bà phát triển ngày càng ổn định. Chuồng trại chăn nuôi có diện tích hơn 300 m2, được bà Hồng xây dựng chia thành nhiều ô chuồng để nuôi giống lợn đen và lợn trắng.

Bà Hồng chia sẻ: "Chuồng nuôi phải được quy hoạch ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ nhằm hạn chế dịch bệnh; định kỳ hàng tháng gia đình phun thuốc khử khuẩn khu vực xung quanh chuồng trại; lợn giống khi bắt về nuôi được tiêm phòng bệnh tai xanh, tẩy giun sán… Gia đình lựa chọn 2 giống lợn khác biệt, phục vụ nhu cầu thị trường. Giống lợn trắng lớn nhanh, phù hợp với đa số thị hiếu của người tiêu dùng, còn lợn đen nhập từ trong Gia Lai, là giống lợn hoang dã thời gian nuôi lâu dài song giá trị kinh tế cao”.

Với suy nghĩ học hỏi không ngừng, bà Hồng tìm cách tiếp cận những phương pháp chăn nuôi khoa học. Để đàn vật nuôi khỏe mạnh, bà chú trọng vệ sinh chuồng trại, đặc biệt là phát triển chăn nuôi xong phải đảm bảo vệ sinh môi trường.

Với sức khỏe và tiềm lực về kinh tế, bà Hồng lựa chọn quy mô nuôi vừa phải, trung bình khoảng 70 con lợn thịt/lứa. Ngoài các loại cám gạo, cám ngô, bà tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp khác làm thức ăn. Đặc biệt, thông qua các kênh thông tin, bà Hồng mạnh dạn kết nối với các cơ sở để nhập các loại bã bia làm thức ăn cho lợn và đây là nguồn thức ăn lý tưởng giúp cho đàn lợn của gia đình phòng tránh được 1 số bệnh. Đồng thời, bà tìm tòi, học hỏi cách sử dụng các chế phẩm men ủ chuối, ủ sắn làm thức ăn cho lợn ăn thêm. Việc tận dụng các nguồn thức ăn giúp gia đình bà Hồng tiết kiệm được một phần chi phí trong chăn nuôi. 

Bên cạnh việc phát triển chăn nuôi lợn, tận dụng lợi thế của địa phương có nguồn gỗ rừng trồng dồi dào. Gia đình bà Hồng đầu tư mở xưởng sản xuất gỗ ván bóc tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 3 - 4 nhân công tại địa phương và làm tăng thu nhập cho gia đình. Trung bình mỗi tháng, gia đình bà sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ở thị trường nội địa. 

Với nỗ lực vươn lên, nhiều năm qua, gia đình bà Hồng luôn là một trong những hộ nông dân tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở địa phương. Lựa chọn ngành nghề để làm giàu tuy không mới nhưng bà Hồng có được sự thay đổi trong tư duy, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó mà nuôi con gì, trồng cây gì, làm dịch vụ nào đều gặt hái những thành công. Không chỉ lo cho riêng mình, bà Hồng và các thành viên trong gia đình còn thường xuyên hướng dẫn, phổ biến kiến thức sản xuất, hỗ trợ giúp đỡ các hộ khó khăn vươn lên thoát nghèo…

Bà Cù Thị Vân Hồng là điển hình trong phong trào thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Những nông dân sản xuất giỏi như vậy không chỉ góp phần phát triển kinh tế gia đình mà còn góp phần xây dựng quê hương thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông ngày càng giàu đẹp.

Vũ Đồng

Tags mô hình chăn nuôi lợn ván bóc vùng quế Mậu Đông

Các tin khác
Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục