Sùng A Dê xứng danh phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/5/2024 | 4:24:09 PM

YênBái - Mang trong mình dòng máu người lính, Sùng A Dê (36 tuổi), Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Suối Bu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, luôn gương mẫu, trách nhiệm, có tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng dìu dắt, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế cho nhân dân.

Sùng A Dê hướng dẫn tổ viên chiết cành măng tre Bát Độ. Ảnh: Hoàng Yên
Sùng A Dê hướng dẫn tổ viên chiết cành măng tre Bát Độ. Ảnh: Hoàng Yên

Từng là một người lính, khi xuất ngũ trở về địa phương (năm 2010), chứng kiến cảnh nghèo khó của bà con, Sùng A Dê luôn canh cánh trong lòng, quyết tìm ra hướng đi mới giúp bà con thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương mình.

Qua khảo sát, anh nhận thấy địa phương mình sinh sống có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông, lâm nghiệp.

Với ý chí kiên cường của một người lính, không ngại khó, không ngại khổ, cộng với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, Sùng A Dê bỏ thời gian, công sức đi quanh vùng tìm hiểu các mô hình sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt.

Sau thời gian nghiêm cứu, anh nhận thấy cây măng tre Bát Độ sẽ là hướng đi thoát nghèo bền vững, bởi lẽ loại măng này rất dễ trồng, chi phí thấp, phù hợp với điều kiện, khí hậu địa hình vùng cao và cho năng suất cao, đặc biệt loại măng này ngon, giòn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon được người dân trong và ngoài nước ưu chuộng.

Anh mang giống về trồng thử nghiệm trên mảnh đất gia đình, như dự đoán, cây sinh trưởng phát triển nhanh, trồng một lần cho thu nhập nhiều năm, giá bán cũng khá cao, cho thu nhập ổn định.

Từ thành công của bản thân, Sùng A Dê đã mạnh dạn tham mưu với Đảng ủy, UBND xã thành lập tổ hợp tác với 6 thành viên tham gia trồng măng tre Bát Độ, anh trực tiếp làm chủ nhiệm hợp tác thu mua măng cho bà con.

Thời gian đầu, nhiều người nghi ngờ cây măng tre Bát Độ sao có thể làm cuộc sống gia đình ấm no được, những cây trồng được coi là chủ lực từ bao đời nay gắn bó với đồng bào như cây lúa, cây ngô, cây quế, cây chè... còn chưa đem lại cuộc sống ấm no hơn.

Với sự chân thành, kiên trì của người lính, Sùng A Dê đã tích cực tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân, đưa bà con đi thăm vùng trồng thử nghiệm, nhìn những cây măng phát triển xanh tốt, gốc nào gốc nấy chi chít măng nhiều hộ dân đã mạnh dạn đăng ký chuyển sang trồng măng tre Bát Độ.

Anh Vàng A Hờ, người dân xã Suối Bu chia sẻ: "Ban đầu chúng tôi khá hoài nghi vì những gốc măng tre Bát Độ chỉ cao quá đầu người khó có măng. Tuy nhiên, khi kiểm tra dưới lớp đất mới thấy mỗi gốc có 5 đến 7 mầm măng đang nhú, tôi không khỏi ngạc nhiên vì chỉ sau nửa tháng những gốc măng này sẽ cho thu hoạch".

Là một trong những hộ tham gia trồng măng Bát Độ từ những ngày đầu, chị Vàng Thị Sư, thôn Ba Cầu cho biết: "Trồng măng Bát Độ đỡ vất vả hơn trồng lúa, trồng ngô nhiều. Một năm chỉ cần đào đất xung quanh đắp lên gốc măng một lần, sau đó tưới nước, bón phân là cây tự phát triển, sau khoảng 8 đến 10 tháng sẽ cho thu hoạch. Đây là loại cây đầu tiên chúng tôi trồng mà bán được cả gốc lẫn lá. Trồng măng cũng giúp chống sạt lở và xói mòn đất; đặc biệt, giúp gia đình tôi có thêm thu nhập, kinh tế gia đình cũng đỡ khó khăn hơn so với trước đây”.

Từ chỗ trồng thử nghiệm 200 gốc măng tre Bát Độ trên diện tích đất của gia đình, đến nay, Sùng A Dê vận động bà con trồng được 19.000 cây giống trên diện tích 35ha tại thôn Ba Cầu, Bu Cao và Làng Hua. Hiện, 5ha đã cho thu hoạch được khoảng 20 tấn/vụ với giá trị kinh tế hơn 100 triệu đồng. Giá măng cao và ổn định giao động trong khoảng trên dưới 6.000 đồng/kg khiến người dân rất phấn khởi, càng có động lực để chăm sóc cũng như nhân rộng diện tích.

Phó Bí thư Đảng ủy xã Suối Bu Chu Thị Huế cho biết, từ khi anh Sùng A Dê đưa giống măng tre Bát Độ về trồng tại Suối Bu, đã góp phần không nhỏ trong công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân trong xã, Phó Bí thư hy vọng thời gian tới mô hình sẽ được nhân rộng các thôn trong xã, trong huyện.

Ngoài việc phát triển sản xuất, với vai trò là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Sùng A Dê còn làm tốt công tác xã hội, anh đã hướng dẫn, giúp đỡ 8 hộ dân trong xã thoát nghèo và cận nghèo, đồng thời là thành viên tích cực của Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.


Căn nhà mới xây của Sùng A Dề. Ảnh: Hoàng Yên 

Nhìn căn nhà khang trang, rộng gần 200m2 vừa mới hoàn thiện của Sùng A Dê mới thấy được đức tính cần cù, chịu khó, không quản ngại khó khăn, có tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của một người lính.

Những việc làm thiết thực của Sùng A Dê không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình mà còn giúp người dân trong xã có hướng đi mới, thu nhập cao hơn góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế địa phương ngày một phát triển, mà còn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng Nhân dân, xứng danh phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ”.

(Theo Thanh tra)

Các tin khác
Bí thư chi bộ thôn Làng Mảnh, xã Sùng Đô-  Hờ A Trừ (thứ 2, trái sang) trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế với người dân.

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Văn Chấn đã phát huy, khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân, vận động đồng bào các dân tộc chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đại tá Lê Thị Thanh Hằng tặng quà các cháu thiếu nhi được Hội phụ nữ Công an tỉnh Yên Bái nhận đỡ đầu.

Các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian qua đã được Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an Yên Bái, trực tiếp là Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Đảng ủy, PGĐ chỉ đạo thực hiện hiệu quả, khích lệ mọi người hăng hái thi đua trong công tác, chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục