"Đầu tầu" ở bản Xà Rèn

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/10/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT- "Đầu tầu" của bản Xà Rèn là tên gọi yêu mến mà dân bản đặt riêng cho ông Điêu Văn Khang ở bản Xà Rèn, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Đôi mắt sáng, cởi mở, cử chỉ thân thiện mang đặc trưng của người dân tộc Thái vùng Mường Lò, ông Khang bộc lộ với tôi về những việc ông đã làm cho gia đình, cho dân bản trong những năm qua. Không phải vì thành tích cá nhân mà đơn giản đó là những vấn đề của cuộc sống mà bất kỳ người nào ở điều kiện và hoàn cảnh như ông sẽ làm và chắc chắn làm được. Và đó cũng là phẩm chất cao đẹp của người đảng viên Điêu Văn Khang.

Giờ đây gia đình ông Khang không còn nghèo nữa, nhưng chỉ cách đây khoảng 5- 7 năm trước thì mức sống của gia đình chỉ bằng hai, ba phần so với bây giờ. Theo ông, trong cảnh ăn bữa trưa, lo bữa tối thì không còn đầu óc đâu mà nghĩ tới việc làm giàu. Khi cả bản nhà nào cũng vậy thì không thể tham gia vào các phong trào chung của địa phương được. Vốn sống của thời gian làm cán bộ xã đã giúp ông sớm nhận ra rằng: Muốn nâng cao đời sống nhất thiết phải phát triển kinh tế hộ nhưng để làm được việc này thì cũng phải xoá bỏ các hủ tục, thay đổi cả tập quán trong sinh hoạt, trong sản xuất nông nghiệp. Đó là lời dạy của Bác Hồ mà ông luôn ghi nhớ.

Quả thật, đối với một gia đình thuần nông lại ở một vùng trình độ dân trí của người dân không đồng đều, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao thì việc biết áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, sản xuất tăng vụ, đẩy mạnh chăn nuôi đã giúp gia đình ông thoát khỏi đói nghèo. Trên mảnh đất của gia đình, ông đã tính toán đưa giống lúa có năng suất, giá trị cao vào thâm canh, tận dụng diện tích mặt nước thả cá, rồi sản xuất vụ ba… tất cả để có thu nhập cao, tạo tích luỹ. Ông Khang nói chắc nịch: “Năm 2007 này, từ đám ruộng với 100% giống lúa Bắc thơm, 300m2 ao thả cá trắm, trôi, chép, từ những luống rau, ruộng ngô trong sản xuất vụ 3, gia đình sẽ thu về 35- 40 triệu đồng…”. 

Vui nhất đối ông Khang không phải gia đình đã thoát nghèo mà chính là từ cách làm của ông, dân bản đã học tập làm theo, hướng dẫn được cho nhiều người ở địa phương kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất. Ông vẫn thường nói với dân bản Xà Rèn rằng, muốn thoát đói nghèo thì ngoài sự cần cù, chị khó thì phải biết tính toán như: đầu tư đầu tư mỗi vụ bao nhiêu, thu hoạch được bao nhiêu, từ đó tính toán, chi tiêu cho hợp lý chứ nay rượu, mai chè thì cái nghèo vẫn cứ đeo đẳng lấy mình thôi. Ông Khang tâm sự: “Chính nhờ sự tính toán, tích cóp đó mà gia đình tôi đã có ngôi nhà sàn 4 gian khang trang với đầy đủ tiện nghi. Con cái được nuôi ăn học và đều đã trưởng thành…”.

Nói về việc xoá bỏ tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hoá, ông Khang vận động mọi người thực hiện ăn sạch, ở sạch. Gương mẫu đi đầu, gia đình ông Khang đã bỏ hàng chục triệu đồng xây dựng nhà bếp riêng thay cho việc nấu nướng trên sàn nhà, làm công trình vệ sinh sạch sẽ, xây dựng chuồng trại kiên cố, xa nhà. Trong chăn nuôi, không thả rông gia súc, gia cầm, chú trọng đến công tác tiêm phòng dịch… nên đàn gia súc, gia cầm của nhà ông Khang tăng nhanh, đem lại nguồn thu đáng kể. Thấy hiệu quả, đến nay 60% số hộ gia đình ở Xà Rèn học tập làm theo. Tập quán lạc hậu nuôi, nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn cơ bản đã được xoá bỏ.

Ở Xà Rèn có thêm nhiều hộ đã thoát nghèo, và ông Điêu Văn Khang vẫn nhiệt tình hướng dẫn bà con trong bản những kỹ thuật mới trong phát triển kinh tế hộ, vẫn đi đầu trong các phong trào xã hội và vẫn được mọi người yêu mến gọi là “đầu tầu” của bản.

Khánh Linh
(Bài dự thi Học tập và làm theo lời Bác)

Các tin khác
Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục