Chàng trai trẻ và khát vọng làm giàu từ đất núi

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/9/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT – Trái với nhiều thanh niên trong vùng muốn được đi đây đi đó lập nghiệp những mong thoát ly khỏi cuộc sống quê nghèo, chàng trai trẻ Trần Minh Quyền ở thôn 5, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn (Yên Bái) lại luôn nung nấu quyết tâm và nuôi trong mình khát vọng được làm giàu trên chính vùng đất quê hương.

Đến thăm gia đình anh khi Quyền và vợ đang bận bịu phun thuốc cho vườn quả. Đỡ những trái cam xanh bóng, căng mọng trĩu trịt nơi ngọn cành, quanh gốc chi chít cây trống, Quyền phân trần: “ Trồng loại cam sành này sợ nhất là bọ xít đỏ, chỉ cần vài ba tuần quyên ngó ngàng tới là có thể mất toi công chăm sóc tưới vun cả một năm trời. Đây là thời điểm quan trọng nhất đối với người trồng cam, bởi trái đậu nhiều hay ít, chất lượng và mã quả đẹp hay xấu đều phụ thuộc vào các công đoạn đầu tư chăm sóc và phun tưới ở thời kỳ này”.

Trong ngôi nhà lá nằm thanh bình giữa vườn quả thơ mộng, vợ chồng anh kể cho chúng tôi nghe kinh nghiệm, trăn trở và cả những được, mất của buổi đầu khởi nghiệp. Hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về quê với những dự định ấp ủ bấy lâu, sẵn vốn liếng cha mẹ cho là thẻo đất rậm rạp dưới chân núi Tè, anh lao vào đánh gốc, bốc trà, dọn đất đào hố rồi vay vốn trồng cam. Mỗi năm trồng mới thêm vài chục gốc, đến nay vườn quả của vợ chồng anh đã có trên 200 gốc cam sành, quýt, cam Đường Canh cho thu hoạch. Vụ quả năm trước gia đình anh đã thu về được trên 40 triệu đồng trừ chi phí sản xuất.

Là thanh niên năng động lại rất say mê tìm hiểu khoa học kỹ thuật, Quyền đã tốn không ít công sức đi học hỏi kinh nghiệm cũng như cách làm của những người làm vườn giỏi trong và ngoài vùng. Ngoài học tập qua thực tế, qua kiến thức trên các chương trình truyền hình trung ương và địa phương, bản thân anh còn tham gia rất đều đặn các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật do Trạm Khuyến nông huyện, tỉnh tổ chức tại địa phương. Những kiến thức tiếp thu được Quyền áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình và thành công cùng những kinh nghiệm ấy lại được anh phổ biến cho đoàn viên thanh niên trong thôn do anh phụ trách cùng học tập.

 

Một góc vườn quả của gia đình anh Quyền.

Được biết, tuy không nổi tiếng là trù phú và có những nhà vườn đẹp như ở vùng cam Trần Phú, nhưng xã Thượng Bằng La lại có những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển các loại cây ăn quả có múi. Thôn 5 với diện tích cây ăn quả chiếm gần 30 ha, là một trong 4 thôn được xã chọn quy hoạch để phát triển vùng cây ăn quả có múi của địa phương; trong đó diện tích cây ăn quả được xác định trồng tập trung chủ yếu ở vùng đất nằm trải dài dưới chân núi Tè.

7 năm làm trang trại vườn quả, tuy chưa đạt được mức thu nhập lý tưởng như hộ ông Nguyễn Ngọc Việt thôn Thắm, hay hộ anh Hà Ngọc Đặng, Hà Trung Đông cùng thôn nhưng Trần Minh Quyền cũng đã tích luỹ cho mình không ít kinh nghiệm quý. Với anh, cái được không gì lớn hơn là đã biến ước mơ trở thành hiện thực. Và ở cái tuổi 30, anh vẫn đang ấp ủ cho tương lai những dự định lớn hơn, đó là mở rộng diện tích, trồng thử nghiệm và phát triển thêm một loại cây ăn quả mới, có giá trị kinh tế cao. Dự kiến vụ quả năm nay, với sản lượng đạt từ 14 đến 15 tấn, ước tính gia đình cũng sẽ thu về trên 50 triệu đồng.

Đúc kết những điều mình tâm huyết sau bấy nhiêu năm gắn bó với cây cam, cây quýt, Quyền cho hay: làm giàu từ vườn quả không khó. Thế nhưng để có được thành công thì không chỉ cần tới kinh nghiệm mà điều quan trọng là phải làm chủ được khoa học kỹ thuật. Đó cũng là bí quyết thành công của không ít những chủ trang trại trẻ trồng cây ăn quả trong vùng.

Minh Thuý  


 

Các tin khác
Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục