“Thủ lĩnh rừng xanh”

  • Cập nhật: Thứ bảy, 13/10/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong cuộc gặp gỡ, anh Giáp mở đầu bằng những câu chuyện đời thường về nỗi vất vả của bà con vùng sâu, vùng xa.

Hứa Văn Giáp nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2004.
Hứa Văn Giáp nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2004.

Đặc biệt, xã Cát Thịnh có 26 thôn thì 4 thôn chưa có đường xe máy vào được như: Khe Căng, Khe Chất, Làng Ca, Làng Lao. Giúp người dân có đường đi, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, ngoài sự giúp đỡ của Tỉnh Đoàn Yên Bái và Huyện Đoàn Văn Chấn, Đoàn xã Cát Thịnh đã huy động gần 600 đoàn viên thanh niên với trên 2000 ngày công để làm đường.

Sau hơn ba tháng, 3/4 thôn đã có đường xe máy lên tận bản với tổng chiều dài hơn 5km. Hàng năm, Ban chấp hành Đoàn xã triển khai và phân công mỗi chi đoàn nhận tu sửa 300 - 500m đường. Bí thư Chi đoàn thôn Đồng Hẻo - Sùng Tồng Plua tâm sự: “Trước đây, đường lên Đồng Hẻo khó lắm, phải đi bộ nhiều. Sau khi có đội tình nguyện của các chi đoàn thì đã có đường xe máy lên tận bản. Bà con mừng lắm!”. Cuối năm 2003 đầu năm 2004, Tỉnh Đoàn phát động chiến dịch thanh niên tình nguyện “Vì cuộc sống cộng đồng” nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và mở đường vào xã Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu.

Đúng ngày mồng 8 Tết năm 2004, đội quân tình nguyện do Hứa Văn Giáp chỉ huy đã lên đường. Với nhiệm vụ chính là mở đường, phát quang cây cối, cắm cọc mốc, làm lán trại để cho các đội tình nguyện khác đến ở đã được đội thanh niên tình nguyện tiên phong xã Cát Thịnh hoàn thành trước kế hoạch ba ngày.

24 đội viên thuộc 2 phân đội thanh niên tình nguyện của xã Cát Thịnh và 28 đội viên Đội Trí thức trẻ tình nguyện cùng Đội Thanh niên tình nguyện ứng trực của xã Cát Thịnh sau 17 ngày đêm đã vận chuyển 3 tấn vật liệu, san gạt 1.920m2 mặt bằng, vận chuyển 117m3 gỗ, làm 50 lán trại, bảo đảm chỗ ở cho 500 - 600 lượt người, mở 3,7km đường hậu cần, hoàn thiện các khu vực nhà bếp, nhà vệ sinh. Các đội còn phát dọn 13.000m2 trên tuyến để giải phóng nhiều cây to, bụi rậm, hoàn thành xuất sắc công tác phục vụ cho quá trình thi công tiếp theo.

Đúng ngày 6 tháng 12 năm 2004, hơn 1.000 ĐVTN tỉnh Yên Bái tham gia công trường thanh niên tình nguyện mở đường vào Tà Xi Láng đợt đầu trong tiếng hát hào hùng, sôi nổi cùng sắc cờ hoa rực rỡ. Ký ức của anh Giáp về những ngày ấy còn vang vọng mãi...

Niềm vui, tự hào với những thành tích trong chiến dịch tình nguyện mở đường lên Tà Xi Láng chưa vơi thì cuối tháng 9/2005, cơn lũ quét tràn qua xã Cát Thịnh làm hàng chục người thiệt mạng, thiệt hại về tài sản lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Anh Giáp nhớ lại: “Trong những ngày ấy, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà (lúc đó là Bí thư Tỉnh đoàn) đã đến động viên anh em và hỏi liệu đoàn viên thanh niên trong xã có tham gia khắc phục hậu quả lũ được không? Một tiếng “Có” vang lên. Thế là mình lại huy động các chi đoàn bị thiệt hại nhẹ đến giúp đỡ các chi đoàn bị thiệt hại nặng ở khu vực Ba Khe”.

Công việc chủ yếu là dọn bùn, rác, phun thuốc diệt khuẩn, khảo giếng sau lũ để bảo vệ môi trường, anh Giáp đã huy động mỗi ngày 130 đoàn viên thanh niên tham gia lao động trong ba ngày liên tục. Các đoàn viên còn cùng với lực lượng của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tìm kiếm các nạn nhân xấu số. Rồi lũ qua, tất cả các bạn trẻ lại tham gia giúp đỡ những hộ bị sạt lở, nạo vét kênh mương, sửa đường, san gạt ta ly... hơn 5000 ngày công.

Tháng tình nguyện hè 2007, xã Cát Thịnh được Tỉnh Đoàn chọn làm lễ ra quân. Các mô hình, phần việc thanh niên trong chiến dịch được các đội triển khai và thực hiện tốt với phương châm “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với bà con dân tộc thiểu số. Đội Thanh niên tình nguyện Đoàn xã Cát Thịnh của Hứa Văn Giáp là một trong những đội đã làm tốt hai phần việc thanh niên: sửa 3km đường giao thông nông thôn, kết hợp với 6 xã khác trong huyện làm được 58 hố xí hợp vệ sinh cho thôn Đồng Hẻo và góp phần làm thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân vùng cao.

Hiện nay, 100% đoàn viên thanh niên xã Cát Thịnh không mắc các tệ nạn xã hội. Có 15 hộ gia đình đoàn viên thanh niên có mô hình nuôi ba ba, trồng rừng, trồng cây ăn quả... cho thu nhập hàng năm trên 50 triệu đồng, tiêu biểu như hộ đoàn viên Sa Quang Hán ở thôn Ba Khe 2; Hoàng Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Sức ở thôn Khe 3... Đến nay, bình quân thu nhập của đoàn viên thanh niên xã Cát Thịnh đạt 6 triệu đồng/người/năm, phấn đấu đến năm 2010 đạt trên 10 triệu đồng/năm.

Không chỉ có tài chỉ huy đoàn viên thanh niên tham gia các phong trào tình nguyện, anh Giáp còn là người tiên phong làm giàu, phát triển kinh tế với 1 ha đất rừng trồng chè, kết hợp với chăn nuôi lợn, gia cầm hàng năm cho thu nhập 20 - 30 triệu đồng.

Với tinh thần tình nguyện, nhiệt tình, sáng tạo và bằng những việc làm thiết thực, có ý nghĩa, đạt kết quả cao, Hứa Văn Giáp đã được Huyện Đoàn Văn Chấn, Tỉnh Đoàn Yên Bái tặng nhiều phần thưởng. Đặc biệt, năm 2004, anh được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ với nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thanh niên tình nguyện.

 Văn Tuấn

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục