Người thay đổi “số trời”

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/4/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Được nghe anh Sùng A Sào - Chủ tịch xã Lao Chải kể về ông Sùng A Lu - dân tộc Mông ở thị tứ Khao Mang, xã Khao Mang (Mù Cang Chải - Yên Bái), nhờ phát triển chăn nuôi đã thoát khỏi đói nghèo; tôi cùng anh Sào đến thăm ông Lu. Tiếp chúng tôi trong căn nhà xây hai tầng, với đầy đủ tiện nghi hiện đại đắt tiền và toàn bộ gia sản này đều nhờ phát triển chăn nuôi mà có.

Tôi ngỏ ý muốn tham quan mô hình phát triển chăn nuôi, ông vui vẻ dẫn chúng tôi đi thăm. Một dãy chuồng lợn được bố trí ngăn nắp, trong chuồng còn 10 con lợn, ước chừng 70kg, ông cho biết: cách đây 3 hôm, ông vừa xuất 15 con lợn thu về trên 20 triệu đồng, còn lại đàn này phải tháng nữa mới xuất chuồng. Tôi hỏi, ông nuôi nhiều lợn như vậy, lấy đâu nguồn thức ăn? Ông chỉ ngay sang khu vườn bên cạnh, thức ăn chủ yếu là đây.

 

Cả một khu vườn rộng lớn phủ mầu xanh của đủ các loại rau và xung quanh được bao bọc hàng rào cỏ voi. Ngoài cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi, riêng tiền bán rau và xoài từ khu vườn đã tạo nguồn thu nhập ổn định 8-10 triệu đồng trên năm. Với cách tính toán làm ăn rất khoa học của ông, khiến tôi ngạc nhiên và thán phục, vì người Mông ở Mù Cang Chải đã bao đời nay chỉ quen với việc làm ruộng, làm nương theo kinh nghiệm, chăn nuôi theo kiểu thả rông, hiệu quả kinh tế đạt thấp. Trong ý nghĩ của người dân nơi đây, cũng luôn tồn tại quan niệm: "Giầu nghèo là do số trời" nên chẳng ai dám nghĩ đến việc làm giầu.

 

Khi tôi đề cập vấn đề này, ông Lu cho biết: Đúng vậy, người Mông đã quen với phương thức sản xuất tự cung tự cấp, năm nào mưa thuận gió hòa thì được mùa, nếu như gặp phải sâu bệnh, thiên tai thì lại thất bát nên cái đói, cái nghèo cứ đeo đẳng mãi. Còn riêng ông, năm 1990 khi ông về nghỉ hưu, gia đình còn ở bản Hú Trù Lình xã Lao Chải, nuôi được con lợn, con gà muốn đem xuống chợ bán lấy tiền mua dầu, mua muối phải đi bộ mất một ngày đường. Nhiều đêm ông suy nghĩ không ngủ được, vì trước đây ông đã từng làm cán bộ lãnh đạo, vậy mà bây giờ lại để gia đình, con cháu nheo nhóc sống trong cảnh đói nghèo.

 

Sau một thời gian, ông mới tìm ra được nguyên nhân khiến cho gia đình ông mãi nghèo đói đó là, cách thức làm ăn không có tính toán hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên và khi muốn trao đổi hàng hóa nhằm thúc đẩy sản xuất thì lại cách trở về địa lý. Bây giờ khắc phục được những nguyên nhân này thì gia đình ông nói riêng và người Mông ở Mù Cang Chải nói chung chắc chắn sẽ thoát khỏi đói nghèo. Thế rồi, ông quyết định phải chuyển gia đình xuống nơi có đường giao thông đi lại thuận lợi. Khi ông đem ý định ra bàn cùng với gia đình, anh em họ hàng mọi người đều phản đối và cho rằng ông làm như vậy là trái với phong tục của người Mông, rời bỏ đất đai ông bà để lại là bất kính với tổ tiên. Duy nhất chỉ có anh Sào, con trai cả lúc bấy giờ là cán bộ xã ủng hộ bố.

 

Phải mất gần 2 năm trời thuyết phục mọi người trong dòng họ ông Lu mới chuyển được gia đình xuống gần quốc lộ. Để có kiến thức về chăn nuôi, ông đã phải đi bộ hàng chục cây số xuống phố huyện học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi lợn của người dân thị trấn. Khi đã có kiến thức, ông tập trung vào tạo nguồn thức ăn cho chăn nuôi, khai phá từng mảnh đất ở ven đường, ven suối để trồng rau, trồng ngô. Khi đã tạo được nguồn thức ăn ổn định, ông bắt tay vào nuôi lợn.

 

Nhờ có kiến thức từ trước và nguồn thức ăn dồi dào, đàn lợn của ông lớn rất nhanh. Lứa đầu tiên ông bán được 3 triệu đồng, số tiền này lại tập trung đầu tư tái sản xuất, mở rộng quy mô chuồng trại kết hợp với tích cực phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn. Càng nuôi càng mát tay, mỗi năm ông xuất ba lần, trừ đi tất cả chi phí còn lãi ròng 50 triệu đồng. Bên cạnh nuôi lợn, ông cũng rất chú trọng phát triển chăn nuôi trâu, bò sinh sản.

 

Hiện nay ông Lu có 18 con bò, 6 con trâu trị giá hàng trăm triệu đồng. Với vị trí địa lý thuận lợi, ông mở thêm dịch vụ xay xát gạo để phục vụ nhân dân trong vùng và cũng để tăng nguồn thức ăn cho chăn nuôi. Đồng thời, để tận dụng các sản phẩm dư thừa trong quá trình xay xát gạo, phát triển nuôi gia cầm. Đây cũng là nguồn thực phẩm chính của gia đình và sử dụng không hết ông đem đi bán cho các quán ăn trong vùng, lâu dần người ta đến tận nhà mua bao nhiêu cũng không đủ.

 

Kể đến đây ông dừng lại, ánh mắt nhìn xa xăm và cất giọng buồn buồn. Người Mông ở Mù Cang Chải còn nghèo lắm, đa phần chưa biết tính toán làm ăn, ngay cả anh em trong dòng họ, đã nhiều lần ông đến vận động, giúp cả vốn để chuyển đổi phương thức sản xuất, song mọi người cũng không mặn mà cho lắm. Một số người còn cho ông là lắm chuyện, thẳng thừng nói: Người Mông bao đời nay, quen sống ở trên núi cao, quen với việc làm nương rẫy, thả rông gia súc, bây giờ chuyển xuống gần đường biết làm gì, nuôi nhốt gia súc lấy đâu thức ăn...?

 

Quả thực, để thay đổi một thói quen ở một cá nhân đã khó, thay đổi phương thức sản xuất đã tồn tại bao đời nay trong cộng đồng người Mông nơi đây lại càng khó hơn, đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, cùng sự nỗ lực của các cấp, các ngành tích cực tuyên truyền vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng vật nuôi; tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ; lựa chọn cây, con giống có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương đưa vào sản xuất; nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến như mô hình của ông Lu để mọi người làm theo.

 

Hoàng Hải Lăng

Các tin khác
Đại tá Lê Thị Thanh Hằng tặng quà các cháu thiếu nhi được Hội phụ nữ Công an tỉnh Yên Bái nhận đỡ đầu.

Các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian qua đã được Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an Yên Bái, trực tiếp là Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Đảng ủy, PGĐ chỉ đạo thực hiện hiệu quả, khích lệ mọi người hăng hái thi đua trong công tác, chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục