“Thần hộ mệnh” của bản Dao

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình người Thái ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) và gia đình đông con, nhưng bố mẹ vẫn cố gắng tạo cho Cầm Ngọc Sâm đi học. Thời học sinh, anh đã khắc ghi 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, nên là một người dân tộc thiểu số ở vùng cao, đi học xa cách nhà khoảng 150 km, anh vẫn quyết tâm đi học cấp III tại Trường phổ thông Dân tộc

Sau đó, anh đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự và lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Tại đơn vị, anh không ngừng phấn đấu và rèn luyện nên luôn đạt được thành tích cao trong quân ngũ. Được đơn vị tạo điều kiện giúp đỡ, anh Sâm đã tham gia học tập lớp đào tạo y tá sơ cấp quân y. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh được chuyển về công tác tại Trung tâm y tế huyện Văn Chấn và được phân công về phục vụ nhân dân ở Trạm y tế xã Tú Lệ. Là người đảng viên nên bao giờ anh cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước công việc, thực hiện tốt 12 điều '' y đức ''. Vì vậy, anh luôn được dân bản quý mến, cấp trên quan tâm.

Năm 1996, anh Sâm tiếp tục được đi học lớp y sỹ tại Trường Trung  học Y tế tỉnh Yên Bái. Tốt nghiệp với tấm bằng loại khá, anh được phân công về Trạm Y tế xã Nậm Mười - một xã vùng cao còn gặp nhiều khó khăn của huyện Văn Chấn. Nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao, trình độ dân trí thấp, nên mỗi khi có dịch bệnh là bà con lại mời thầy mo đến cúng, gây tốn kém tiền bạc, của cải nhưng không khỏi bệnh mà còn làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống tinh thần của đồng bào. Đặc biệt, là căn bệnh giang mai đã tồn tại từ rất lâu và lây tràn lan khắp nơi trong toàn xã, gây hoang mang lo sợ và làm ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế, xã hội của đồng bào. Một số người hiểu biết kém càng sợ hơn và thậm chí còn cho rằng, đây có thể là loại bệnh nguy hiểm HIV/AIDS mà đài, báo thường hay nói đến...

Kể từ khi về Nậm Mười công tác, bằng chuyên môn đã được học tại trường, năm 2002 anh đã phát hiện ca bệnh giang mai đầu tiên và tiếp đến năm 2003 phát hiện thêm 76 trường hợp. Nguyên nhân là do trình độ nhận thức kém, việc quan hệ  tình dục nam nữ giữa các trai làng, gái bản còn bừa bãi nên bệnh lây lan nhanh và trên diện rộng. Có những gia đình có tới bốn, năm người mắc bệnh như gia đình Bàn Thị Pham ở thôn Nậm Biếu. Thấy thực trạng này không thể để tiếp tục diễn ra và kéo dài  thêm nữa, anh Cầm Ngọc Sâm đã lập danh sách các bệnh nhân báo cáo cấp trên, xin cấp thuốc và hỗ trợ các giải pháp chuyên môn để giúp bà con chữa trị.

Đồng thời, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng chương trình tuyên truyền và tổ chức các chiến dịch phòng chống đến từng bản, làng giúp bà con người Dao nhận thức đầy đủ về tác hại của căn bệnh nguy hiểm này như: phải khám, chữa sớm nếu không thì có thể sẽ ảnh hưởng tới việc sinh đẻ và sức khỏe giống nòi... Ngoài ra, anh còn lập danh sách và làm thủ tục đưa các bệnh nhân bị bệnh nặng vượt quá khả năng chữa trị của mình lên tuyến trên điều trị.

Qua nhiều đợt vận động, các bệnh nhân đã đến trạm Y tế xã chữa trị, dần dần căn bệnh nguy hiểm này đã được đẩy lùi và hiện nay trên địa bàn xã Nậm Mười và số bệnh nhân mắc đã giảm hẳn. Thông qua cuộc điều tra toàn diện của Trạm Y tế xã Nậm Mười cho thấy, năm 2007, chỉ còn 12 trường hợp mắc bệnh giang mai đang tiếp tục được chữa trị triệt để. Nhiều bệnh nhân như: Bàn Tòn U thôn La Háo Pành, Lý Kim Hương thôn Khe Trang, Bàn Tòn Vượng, Bàn Thị Pham thôn Nậm Mười; Bàn Thị Chày thôn Nậm Biếu và nhiều người khác rất biết ơn về việc thầy thuốc Cầm Ngọc Sâm đã cứu mình thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm từng làm hao tổn sức khỏe, tinh thần và làm ảnh hưởng lớn tới lao động sản xuất, hạnh phúc của gia đình.

Đồng bào Dao ở xã Nậm Mười ai cũng biết đến và kể về người thầy thuốc với dáng vóc mảnh khảnh, trán hói cao, có nụ cười hiền từ, rất dễ gần ấy như một “thần hộ mệnh” của dân bản. Tuy nhiên, khi gặp chúng tôi thì anh chỉ khiêm tốn nói rằng, là một trạm trưởng y tế xã nhưng mới chỉ ở trình độ y sỹ nên anh thấy năng lực của mình còn rất hạn chế. Do đó, luôn phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu, tự nâng cao hiểu biết về chuyên môn nghề nghiệp, để đáp ứng nhu cầu làm việc thực tế.

Suy nghĩ của người cán bộ y tế ấy thật giản dị. Anh đã thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”.

Đức Hồng

Các tin khác
Mô hình chăn nuôi thỏ tại gia đình ông Phạm Đức Toàn ở tổ 30 phường Yên Thịnh (thành phố Yên Bái). (Ảnh: Thanh Nhàn)

YBĐT - Ông Nguyễn Văn Tuân hiện đang cư trú tại thôn 3 Thanh Hùng, xã Tân Thịnh (thành phố Yên Bái). Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm giao thông viên rồi A trưởng du kích. Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng và được giao nhiệm vụ B trưởng Dân quân cơ động của xã, tham gia trực chiến đánh máy bay Mỹ ngay tại quê hương.

YBĐT - Tổ Tiết kiệm và Vay vốn số 7, phường Pú Trạng (thị xã Nghĩa Lộ) được thành lập năm 2005, ban đầu chỉ có 26 hội viên, đến nay đã lên tới 47 hội viên với số vốn quản lý 314 triệu đồng. Để vốn vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ đã tạo điều kiện giúp đỡ Tổ.

Đầu năm 2008, gia đình ông Định Văn Khang đã xuất bán 2 lứa lợn, thu gần 30 triệu đồng.

YBĐT - Rót mời tôi chén chè Bát tiên thơm hương, nước xanh “của nhà làm ra”, ông Định Văn Khang, Bí thư Chi bộ thôn Yên Minh bắt đầu câu chuyện với cái khó mà những người trồng chè ở Minh Bảo như gia đình ông đang gặp phải.

Ông Lường Văn Lếch (bên phải) đang giới thiệu mô hình trồng cà chua cho các hội viên Hội Người cao tuổi thị xã Nghĩa Lộ đến học tập.

YBĐT - Trong năm 2007, với 1.200m2 ông trồng được 3 vụ màu gồm: trồng dưa hấu, dưa chuột và cà chua. Trong đợt đầu ông trồng 1.200m2 dưa hấu với năng suất đạt 2 tấn quả, trừ các khoản chi phí ông thu về gần 10 triệu đồng/vụ. Sau vụ dưa hấu, ông tiếp tục trồng cà chua với 2 trà, là trà sớm và trà muộn. Trà sớm với diện tích 600m2, ông trồng từ ngày đầu tháng 9. Sau thời gian hơn 3 thá

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục