Thoát nghèo nhờ vốn vay

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/4/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Tổ Tiết kiệm và Vay vốn số 7, phường Pú Trạng (thị xã Nghĩa Lộ) được thành lập năm 2005, ban đầu chỉ có 26 hội viên, đến nay đã lên tới 47 hội viên với số vốn quản lý 314 triệu đồng. Để vốn vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ đã tạo điều kiện giúp đỡ Tổ.

Chị Hoàng Thị Thanh Thế - Phó giám đốc Ngân hàng trực tiếp phụ trách địa bàn đã luôn bám sát cơ sở, thường xuyên kiểm tra. Nhờ vậy, vốn vay đã phát huy hiệu quả, các hội viên đều có ý thức, trách nhiệm cao về thực hiện trả lãi, gốc đến hạn đúng theo quy định.

Từ khi được vay vốn hộ nghèo bình quân từ 5 - 7 triệu đồng/hộ với lãi suất thấp 0,65%, đời sống của các hộ có nhiều chuyển biến rõ rệt. Điển hình như hộ chị Nguyễn Thị Hoàn, chồng mất sớm, một mình nuôi ba con ăn học. Trong buổi họp Tổ, chị đã mạnh dạn kiến nghị được vay vốn hộ nghèo với mức cao nhất là 10 triệu đồng. Có tiền, chị Hoàn đã đầu tư ngay vào chăn nuôi lợn, còn một nửa góp vào số vốn của gia đình để buôn bán đường dài. Nhờ chịu thương chịu khó và có tính toán cẩn thận, công việc chăn nuôi và buôn bán của chị Hoàn ngày càng phát triển. Chị đã nuôi các con học hành chu đáo và đưa gia đình thoát nghèo từ năm 2006.

Giờ đây, căn nhà gỗ của mẹ con chị đã có đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt và ấm cúng hơn. Còn hoàn cảnh của chị Phạm Thị Thảo ở tổ 7 thì chồng lại ốm đau liên tục, hai con nhỏ còn đang ăn học. Nhờ được vay 10 triệu đồng từ nguồn vốn người nghèo, chị đã đầu tư vào chăn nuôi lợn kết hợp nấu rượu, một năm xuất 3 lứa lợn, mỗi lứa được từ 8 tạ đến 1,2 tấn lợn thịt. Ngoài ra, chị tranh thủ buôn bán rau. Với sự tần tảo ấy, hiện nay gia đình chị đã thoát nghèo và làm được ngôi nhà xây cấp bốn khang trang.

Chúng tôi đến thăm hộ chị Phạm Thị Loan ở tổ 5, phường Pú Trạng làm dịch vụ xay xát. Chị cho biết: “Làm dịch vụ xay xát cho thu nhập cao nhất là vào thời điểm này nếu tích được thóc lúa từ đầu mùa thu hoạch. Với dịch vụ này, gia đình tôi đã tạo việc làm cho ba lao động. Vốn của gia đình hiện nay có trên 50 triệu đồng, trong đó có nguồn vốn được vay của Ngân hàng Chính sách xã hội về giải quyết việc làm. Tuy số vốn không lớn nhưng đã góp phần giải quyết những khó khăn khi quay vòng vốn và mua thóc, ngô tích trữ”. Chị Loan còn dẫn chúng tôi thăm đàn lợn béo mà gia đình chị tận dụng nguyên liệu từ dịch vụ xay xát để chăn nuôi.

Hộ chị Nguyễn Thị Hương ở tổ 5, phường Pú Trạng trước đây mở cửa hàng bán bánh kẹo nhỏ, lẻ. Nhờ được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội nay đã phát triển thành cửa hàng bán buôn, bán lẻ với quy mô lớn, số vốn của chị đã lên tới gần 100 triệu đồng. Chồng chị Hương từ không có việc làm ổn định thì giờ đã trở thành một ông chủ bận rộn. Trò chuyện với chúng tôi, chị cám ơn sự quan tâm của Hội Phụ nữ, sự tạo điều kiện cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, chị Hương mong muốn được vay vốn nhiều hơn nữa để mở rộng kinh doanh.

Tổ Tiết kiệm và Vay vốn số 7 nay không còn hộ nghèo, khoảng 50% số hộ có đời sống khá. Các hộ trong Tổ tự giác nộp lãi vào ngày 12 hàng tháng, trả gốc đúng kỳ hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi, đôn đốc của cán bộ ngân hàng phụ trách. Chính vì vậy, Tổ đã tạo được niềm tin và tiếp tục được tạo điều kiện cho vay trong các chương trình, dự án khác.

Chị Hoàng Thị Thanh Thế - Phó giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ mong rằng, các tổ vay vốn khác cũng có các hộ hội viên sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả cao như Tổ Tiết kiệm và Vay vốn số 7. Còn các hộ hội viên mong muốn tiếp tục được vay vốn để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

        Trần Thị Vinh

Các tin khác
Đầu năm 2008, gia đình ông Định Văn Khang đã xuất bán 2 lứa lợn, thu gần 30 triệu đồng.

YBĐT - Rót mời tôi chén chè Bát tiên thơm hương, nước xanh “của nhà làm ra”, ông Định Văn Khang, Bí thư Chi bộ thôn Yên Minh bắt đầu câu chuyện với cái khó mà những người trồng chè ở Minh Bảo như gia đình ông đang gặp phải.

Ông Lường Văn Lếch (bên phải) đang giới thiệu mô hình trồng cà chua cho các hội viên Hội Người cao tuổi thị xã Nghĩa Lộ đến học tập.

YBĐT - Trong năm 2007, với 1.200m2 ông trồng được 3 vụ màu gồm: trồng dưa hấu, dưa chuột và cà chua. Trong đợt đầu ông trồng 1.200m2 dưa hấu với năng suất đạt 2 tấn quả, trừ các khoản chi phí ông thu về gần 10 triệu đồng/vụ. Sau vụ dưa hấu, ông tiếp tục trồng cà chua với 2 trà, là trà sớm và trà muộn. Trà sớm với diện tích 600m2, ông trồng từ ngày đầu tháng 9. Sau thời gian hơn 3 thá

YBĐT - Nuôi nhím là một nghề rất mới. Nhím được xếp vào số các loài thú quý hiếm, thịt nhím được ưa chuộng và bán với giá rất cao. Thịt nhím nạc, ngọt thịt và được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, nhiều loại thuốc quý.

Hiện nay ông Thảo đã phát triển được gần 100 gốc vải chín sớm.

YBĐT - Đó là những điều tâm huyết mà sau gần chục năm lăn lộn làm kinh tế trang trại ông Lương Bá Thảo, cựu chiến binh ở tổ 7, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã nghiệm ra cho mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục