Trăn trở của một bí thư chi bộ

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/4/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Rót mời tôi chén chè Bát tiên thơm hương, nước xanh “của nhà làm ra”, ông Định Văn Khang, Bí thư Chi bộ thôn Yên Minh bắt đầu câu chuyện với cái khó mà những người trồng chè ở Minh Bảo như gia đình ông đang gặp phải.

Đầu năm 2008, gia đình ông Định Văn Khang đã xuất bán 2 lứa lợn, thu gần 30 triệu đồng.
Đầu năm 2008, gia đình ông Định Văn Khang đã xuất bán 2 lứa lợn, thu gần 30 triệu đồng.

Ông Khang cho hay, chè Bát Tiên mặc dù thơm ngon, giá chè thành phẩm cao, từ 80 đến 100 nghìn đồng/kg nhưng bán ra thị trường lại rất khó. Bởi lẽ, người uống chè thường không mua loại đắt tiền thế, còn khách mua làm quà biếu cũng không phải là nhiều. Hỏi chuyện thu mua chè nguyên liệu, ông phân trần, nói xã có mấy héc-ta nghe qua thì nhiều nhưng cụ thể từng nhà thì chẳng được là bao. Chè Bát tiên có đặc điểm búp vừa ngắn vừa nhỏ, hạn chế về năng suất. Nhà nhiều như gia đình ông trồng 0,5 ha, khi thu hái mới được hai ba chục cân một ngày, nhà trồng ít thì chỉ được hơn yến và cũng chính vì thế nên không bảo đảm yêu cầu của khách thu mua chè búp tươi. Khó khăn về đầu ra nên gia đình ông Khang cũng như một số hộ trong thôn, trong xã phải tự làm chè đem bán hoặc nữa là bán chè nguyên liệu cho nhà máy theo giá chè thường để có tiền “tươi”.

Hiện nay, Chi bộ thôn Yên Minh có 20 đảng viên tham gia sinh hoạt, chủ yếu là cán bộ hưu. Tuy Chi bộ không có đảng viên nghèo nhưng thôn Yên Minh vẫn còn 2 hộ nghèo, một số hộ cận nghèo. Nghị quyết về phát triển kinh tế của Chi bộ hàng năm đã làm tốt việc định hướng cho nhân dân phát triển cây, con có giá trị kinh tế hàng hóa nhưng trên thực tế lại chưa hiệu quả. Theo ông Khang, ngoài việc đất đai trồng cấy ít, manh mún thì cái chính là bà con chưa có đủ tiềm lực kinh tế cho nên dù phát triển trồng trọt hay chăn nuôi, điều đầu tiên gặp phải vẫn là khó khăn về vốn, dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao. Đồng vốn đi vay để phát triển sản xuất trong điều kiện giá phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi cao như hiện nay thì bà con chịu lỗ là điều khó tránh khỏi.

Làm Bí thư Chi bộ và là người miệng nói tay làm, ông Khang xác định, bản thân mình có làm được thì nói bà con mới tin, mới nghe. Lấy chăn nuôi làm chính, trung bình mỗi năm gia đình ông nuôi từ 6 đến 8 lứa lợn, xuất bán trên dưới 4 tấn lợn thịt, trong đó một phần chi phí đầu tư thức ăn cho chăn nuôi được tự túc từ trồng sắn, nấu rượu. Bên cạnh đó, gia đình còn nuôi thêm vài trăm con gà thịt và gà đẻ trứng, chủ yếu là giống gà ta nên tiêu thụ tốt. Toàn bộ nguồn phân, ông dùng để cải tạo đất vườn tạp, đất đồi trồng sắn, keo và cây ăn quả như: vải chín sớm, xoài và dứa không gai.

 Nguồn thu từ chăn nuôi, trồng trọt đã giúp gia đình ông ổn định cuộc sống, có vốn tích lũy để tái đầu tư sản xuất. Không giấu bí quyết chăn nuôi, nghiệm từ mình, ông Khang cho rằng, với cơ chế thị trường như hiện nay, cần nhất là nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng. Kiểu trồng trọt, chăn nuôi theo trào lưu nhất thời của giá cả không còn phù hợp nữa mà đòi hỏi sự năng động, nhanh nhạy của người sản xuất trong nắm bắt, tìm kiếm thị trường.

Thực tế, sự hỗ trợ, đầu tư của các dự án giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để qua đó lựa chọn được những giống cây, con cho hiệu quả kinh tế cao là rất đúng đắn và cần thiết. Song cũng cần tính đến việc bao tiêu hay bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, tránh những thiệt thòi không đáng có cho người dân. Suy nghĩ của ông Khang cũng là điều mà không riêng gì người dân Yên Minh, Minh Bảo mong đợi.

Minh Thúy

Các tin khác
Ông Lường Văn Lếch (bên phải) đang giới thiệu mô hình trồng cà chua cho các hội viên Hội Người cao tuổi thị xã Nghĩa Lộ đến học tập.

YBĐT - Trong năm 2007, với 1.200m2 ông trồng được 3 vụ màu gồm: trồng dưa hấu, dưa chuột và cà chua. Trong đợt đầu ông trồng 1.200m2 dưa hấu với năng suất đạt 2 tấn quả, trừ các khoản chi phí ông thu về gần 10 triệu đồng/vụ. Sau vụ dưa hấu, ông tiếp tục trồng cà chua với 2 trà, là trà sớm và trà muộn. Trà sớm với diện tích 600m2, ông trồng từ ngày đầu tháng 9. Sau thời gian hơn 3 thá

YBĐT - Nuôi nhím là một nghề rất mới. Nhím được xếp vào số các loài thú quý hiếm, thịt nhím được ưa chuộng và bán với giá rất cao. Thịt nhím nạc, ngọt thịt và được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, nhiều loại thuốc quý.

Hiện nay ông Thảo đã phát triển được gần 100 gốc vải chín sớm.

YBĐT - Đó là những điều tâm huyết mà sau gần chục năm lăn lộn làm kinh tế trang trại ông Lương Bá Thảo, cựu chiến binh ở tổ 7, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã nghiệm ra cho mình.

YBĐT - Được nghe anh Sùng A Sào - Chủ tịch xã Lao Chải kể về ông Sùng A Lu - dân tộc Mông ở thị tứ Khao Mang, xã Khao Mang (Mù Cang Chải - Yên Bái), nhờ phát triển chăn nuôi đã thoát khỏi đói nghèo; tôi cùng anh Sào đến thăm ông Lu. Tiếp chúng tôi trong căn nhà xây hai tầng, với đầy đủ tiện nghi hiện đại đắt tiền và toàn bộ gia sản này đều nhờ phát triển chăn nuôi mà có.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục