Ông Côn nuôi tằm cho thu nhập cao

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/7/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo giới thiệu của đồng chí Bí thư Chi bộ thôn 12, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên (Yên Bái) tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Côn - một lão nông được nhiều người trong thôn cũng như xã biết đến vì nuôi tằm giỏi và cho thu nhập kinh tế cao.

Hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương với quân hàm đại úy - người lính Cụ Hồ năm xưa lại phát huy đức tính cần cù, chịu khó của mình cùng với vợ và các con tập trung phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê nhà. Trải qua nhiều nghề mưu sinh, song ông nhận thấy phát triển kinh tế bằng nghề nông vẫn là bền vững hơn cả. Ngoài 4 sào ruộng cấy mỗi vụ cho gần một tấn thóc đủ ăn, năm 2004, được xã, thôn và cán bộ khuyến nông về tuyên truyền phổ biến trồng cây dâu, nuôi con tằm - cái nghề không mới nhưng còn khá xa lạ với người dân miền núi. Ông đã dành toàn bộ 4 sào đất soi bãi hàng năm chuyên trồng màu sang để trồng dâu, nuôi tằm. Giống dâu ông trồng là dâu Sa Nhị Luân, năng suất lá cao, nhanh cho thu hoạch. Phát triển qua các năm, đến nay diện tích dâu của gia đình ông đã có 6 sào, bước vào vụ thu hoạch lá những ruộng dâu xanh mướt trải dài dọc theo bờ sông trông thật "bắt mắt".

Có vùng nguyên liệu, tuy chưa lớn nhưng đủ để ông nuôi 7-8 lứa tằm/năm theo phương thức nuôi kế tiếp nhau. Trung bình mỗi lứa, ông Côn nuôi 2-3 vòng trứng và cao điểm có lứa nuôi 5-6 vòng. Một năm, gia đình ông tiêu thụ 15-20 vòng trứng. Nhờ tuân thủ đúng các yêu cầu về kỹ thuật trong nuôi và chăm sóc tằm, nhất là khâu phòng bệnh, nên bình quân cứ 1 vòng trứng, ông thu 14-15 cân kén tằm. Một đợt nuôi (1 lứa) gia đình ông thu 30-40kg kén, nếu bán giá thấp nhất ở mức 40.000 đồng/kg kén, ông có thu nhập 1,2-1,5 triệu đồng.

Những tháng đầu năm 2008, kén tằm được giá có lúc lên 48-50.000 đồng/kg, với số lượng kén thu được, ông Côn có hơn 2 triệu đồng trong vòng chưa đầy một tháng - một khoản thu nhập khá cao nếu đem so với trồng cấy nhiều thứ cây khác. Bằng kinh nghiệm thực tiễn có được và đó cũng là bí quyết của riêng ông, 1 năm “chăn” tằm liên tục, gia đình ông Nguyễn Văn Côn bán cho các cơ sở chế biến kén tằm trên địa bàn huyện từ 2,5-3 tạ kén, thu lời số tiền từ 13-15 triệu đồng.

Nhờ trồng dâu, nuôi tằm có thu nhập cao, ông Côn đã có điều kiện trang trải cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Cộng thêm những khoản tích lũy có được từ nuôi gà thả vườn bán trứng, bán gà thịt, mỗi năm gia đình ông thu thêm 7-8 triệu đồng và cộng với khoản lương hưu kha khá hàng tháng, ông Côn đã có nhà xây kiên cố khang trang, rộng rãi. Trong nhà ông đã sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền mà nhiều gia đình nông dân khác không có được. Kinh tế khá giả, ông có điều kiện nuôi các con ăn học và trưởng thành. Các con ông giờ đây đều đã ra ở riêng, noi gương bố, bảo ban nhau cùng phát triển kinh tế.

Ông Côn không những là một người đảng viên gương mẫu mà còn là một hội viên CCB của thôn và xã tích cực đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Triệu Tuấn

Các tin khác
Ông Duật và lãnh đạo xã Tân Hương kiểm tra vùng nguyên liệu tại thôn Tân Bình.

YBĐT - Đó là một trong những bí quyết thành công để cơ sở sản xuất và chế biến chè đen của gia đình ông Tạ Minh Duật, thôn Tân Bình, xã Tân Hương đứng vững và phát triển trong suốt 11 năm qua.

Ông Nguyễn Song Phương đang chăm sóc vườn cây ăn quả.

YBĐT - Ông Nguyễn Song Phương là một Cựu chiến binh ở xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên (Yên Bái) năm nay đã 78 tuổi nhưng trông ông rất mạnh khỏe và minh mẫn.

YBĐT - Tốt nghiệp THPT, năm 1979, người thanh niên người dân tộc Tày - Nông Văn Hách thi đỗ vào Trường Đại học Y Thái Nguyên. Thời điểm đó, vào được đại học là một sự kiện lớn, không chỉ của xã nghèo Minh Tiến mà còn là của huyện miền núi Lục Yên (Yên Bái).

YBĐT - Đó là anh Phùng Văn Chân, sinh năm 1986, đoàn viên thanh niên thuộc Chi đoàn Ao Luông 1, xã Sơn A, huyện Văn Chấn(Yên Bái)

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục